chồng thuận hoà.
Bà Hương lại tiếp:
- Còn ở dưới đôi chim có bốn chữ nhỏ nghĩa gì má quên rồi. Chắc là:" Sắc
Cầm Hảo Hiệp " như người ta viết câu đối cho đám cưới.
Cô Sương nghiêng tấm lụa ra mặt trời và nói:
- Không phải đâu má à !
- Để tao hỏi ba mày !
Bà Hương định đi lên nhà trên tìm ông Hương, nhưng cô Sương nói:
- Con đọc ra rồi má à !
- Chữ gì ?
-" Vân Trình Vạn Lý " má à !
- Nghĩa là sao ?
- Dạ nghĩa là... Rồng gặp mây bay ngàn dặm.
Ông Hương nghe hai mẹ con trò chuyện bèn xuống góp thêm về gốc gác
tấm lụa.
- Người chủ ghe có ba tấm lụa cùng dệt một lối chữ ngầm, mỗi tấm đều
mang hai chữ "Loan Phượng" ở vế trước, nhưng vế sau thì khác nhau:
Tấm thứ nhứt: "Loan Phượng Hoà Minh, Sắc Cầm Hảo Hiệp"
Tấm thứ hai: " Loan Phượng Tề Phi, Vân Trình Vạn Lý"
Tấm thứ ba: " Loan Phượng Vu Phi, Vân Long Phong Hổ "
Ý câu thứ nhất thì ai cũng hiểu rồi. Ý câu thứ hai là khi trai gái thành vợ
chồng như đôi chim bay xa vạn dặm. Ý câu thứ ba là khi nên vợ chồng thì
vợ giúp người chồng sẽ làm nên nghiệp lớn. Như mây báo hiệu rồng xuất
hiện, gió cho biết cọp sắp đến. Đó là câu chữ của thời xưa phò vua giúp
nước chớ bây giờ vua đâu còn, nước đã mất, rồng cọp đều nằm cò queo nên
người ta không xài câu đó nữa. Do đó ba mua tấm thứ hai. Ý ba là khi gả
con thì con sẽ giúp chồng con tiến thủ trên đường đời, như rồng gặp mây
bay ngàn dặm vậy.
Những chữ đó cô cũng hiểu, nhưng nghe ông Hương giải nghĩa, cô vui nức
trong lòng, mắt chăm chú nhìn hình và chữ trên tấm lụa. Ông Hương tiếp:
- Mình lụa này ba ít thấy ở miệt mình. Có lẽ đây là lụa trên Tân Châu Hồng
Ngự hoặc ở Nam Vang gì đó. Coi đây này, con xếp nó lại cất trong tủ mất