Hôm sau Sương đưa cho Lan một mẩu giấy và nhờ đọc giùm xem có phải
tên bánh không. Lan cầm lấy và nhìn sửng sốt hồi lâu mới hỏi:
- Ở đâu mà chị có cái tên... ủa cái chữ này ?
- Tên bánh lạ phải không em ?
- Dạ không..khộ.ông phải tên bánh mà là tên người.
- Ủa, vậy sao ?
- Mà là tên một người con gái. Nhưng ở đâu mà chị có vậy ?
- Chị chép trong thư, ủa trong sách. Chị không biết tiếng Tây nên hễ gặp là
chép ra để hỏi em. Chắc đây là tên một cô đầm hả em ?
- Dạ đây là tên Tây, chắc chắn là tên của một cô gái nhưng không biết có
phải là đầm hay không.
Sương lại hỏi tiếp:
- Nếu tên đầm sao còn kèm một dọc tiếng Việt theo sau ?
- Dạ, đời bây giờ người mình đặt tên Tây cho con nhiều lắm chị à. Nhứt là
ở trên tỉnh.
- Lý Lệ Lan hay Loan gì đó ! Để chị vô buồng chép kỹ đem ra cho em coi.
- Chị đưa cả cuốn sách cho em đọc được không ?
- Ồ! Chị quên, cuốn sách chị cho một người bạn mượn rồi. Nhưng chị còn
nhớ rõ mấy tiếng Việt Nam . Và hình như còn có một tiếng Tây khác sau
tiếng Tây kia. Lilan hay Ly Lan gì đó.
- Lilian ! - Lan thốt như máy.
- Ờ đúng đó ! Mà sao em biết giỏi vậy ?
- Da... Đó là tên đôi của người Pháp thường dùng.
Sương cười hồn nhiên:
- Lâu nay chị cứ tưởng là tên bánh chớ !
Lan chớp chớp mắt và nói:
- Chị cũng có thể chế ra một thứ bánh và lấy đó làm tên bánh cũng rất đẹp,
như các tên bánh Tây khác: Renaissance, Feuilles Printemps, Madeleine,
Bras de Vénus.
-Ủa, em cũng biết nhiều thứ bánh Tây nữa sao ?
- Em chỉ đọc trong sách chớ không thấy mà cũng không biết làm! - Rồi Lan
nói luôn - Để vài bữa em về nhà lấy đồ đạc, sẵn dịp em đem mấy quyển