ốm nặng. Bệnh của Paul chỉ có một bác sĩ chữa được thôi. Đó là Virginiẹ
Vì là bệnh... - Bền không có chữ để diễn tả.
Bà đầm khẽ hỏi:
- Bệnh gì ?
- Dạ bệnh tim ạ !
- Crise cardiaque ? Oh! Đó là chứng bệnh hiểm nghèo. Nhưng trong sách
không có câu nào nói rằng Paul bị bệnh đó cả.
- Dạ đây là maladie de coeur . Mal au coeur theo kiểu Verlaine nói :"Il pleut
đans mon coeur" chớ không phải crise cardiaque .!
Bà đầm kêu lên ngạc nhiên và khen rối rít:
- Con có lý ! Con giỏi lắm ! Đó là bệnh khó chữa hơn các bệnh tim khác! -
Bà gật gù và tiếp - Từ khi dạy Pháp văn, ta đã giảng bài nầy nhiều lần
nhưng không có trò nào trả lời hay như con. Con sẽ nhận điểm cao nhất của
ta từ trước đến nay.
Bà đầm đâu chừng 34, 35 tuổi nhưng lúc nào cũng kêu học trò năm thứ tư
của bà bằng "các con! mes enfants !" trong lúc đám đệ tử có trự đã quá hai
mươi. Nhưng chúng vẫn thành kính gọi bà bằng "maman" . Có cậu lại dám
khen "maman trẻ đẹp qua" .nữa. Bà chỉ cười thích thú và "cảm ơn các
con"!.
Bà rất yêu học trò Việt. Bà cho họ là những học sinh siêng năng, chịu khó,
thông minh và chân thật. Bà thường khéo léo than phiền chánh phủ đối xử
không công bình với học sinh bản xứ. Người ta đồn rằng những lần bà làm
giám khải cuộc thi bằng thành chung, đến phần hạch miệng bà chỉ hỏi vớ
vẩn:" con tên gì, quê quán ở đâu, sau này định làm gì để sống .." rồi cho
điểm lớn, chớ không hạch như nhiều giáo sư khác đánh rớt học sinh.
Hết giờ Pháp văn, các bạn bu lại hỏi ý kiến Bền để làm bài, còn Minh thì
âm thầm đến bên gốc vú sữa "nhìn chiếc xe tím" của nàng. Lần này chàng
quyết chí trao lá thư cho nàng. Rồi ra sao thì ra. Trong hai chữ "yêu" hay
"không" , nàng phải nói một. Dãy xe đạp nam dựa bên tường đối diện với
đám xe đạp nữ dựng ở gốc vú sữa. Chàng làm như có chiếc xe của mình
trong đó. Kia rồi, chiếc xe tím. Chàng bước lại định móc túi lấy bức thư
gắn trên tay cầm - bức thư chàng đã viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần