3. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC VỀ TÂM LÍ ĐÁM ĐÔNG
Chúng tôi dùng cuốn sách của Le Bon làm phần đề dẫn vì ông nhấn
mạnh đến vai trò của hoạt động vô thức trùng hợp với quan niệm về tâm lí
của chính chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi phải nói rằng không có luận điểm
nào của ông là mới mẻ cả. Tất cả những biểu hiện vô trách nhiệm và nhục
nhã của tâm lí đám đông mà ông nói tới cũng đã được các tác giả khác
trước ông nói với cùng một mức xác quyết và thù địch như vậy; tất cả
những điều đó đã được các nhà văn, nhà thơ, các nhà tư tưởng, các chính trị
gia từ thời cổ đại nói đến nhiều lần. Hai luận điểm quan trọng nhất của Le
Bon là luận điểm về sự ức chế tập thể trong hoạt động trí tuệ và phóng đại
cảm xúc của đám đông cũng đã được Sighele đưa ra gần đây. Cái đặc sắc
của Le Bon chỉ còn là hai ý kiến về vô thức và so sánh với đời sống tinh
thần của người tiền sử. Tuy nhiên hai điểm này cũng đã được nói đến trước
ông rồi.
Hơn thế nữa: việc mô tả và đánh giá tâm lí đám đông như ta thấy
trong tác phẩm của Le Bon và của những người khác không phải là hoàn
toàn vững chắc. Không nghi ngờ gì rằng tất cả những hiện tượng của tâm lí
đám đông đã được mô tả trước đây là đúng, nhưng có thể nói rằng một số
biểu hiện khác ngược lại hoàn toàn cho phép ta đánh giá tâm lí quần chúng
cao hơn rất nhiều.
Ngay Le Bon cũng sẵn sàng nhận rằng trong một số hoàn cảnh đạo
đức của đám đông có thể cao hơn đạo đức của từng cá nhân hợp thành và
chỉ có đám đông mới có khả năng làm những hành động bất vụ lợi và hi
sinh cao cả. “Lợi ích cá nhân hiếm khi là động lực mạnh mẽ của đám đông,
trong khi nó chiếm vị thế quan trọng nhất đối với từng cá nhân riêng rẽ”
(trang 193).
Một số người khác thì cho rằng nói chung chỉ có xã hôi mới có thể
đặt ra các qui phạm đạo đức cho cá nhân theo, trong khi trong một số lĩnh
vực từng cá nhân riêng lẻ không thể vươn tới những đòi hỏi cao đó hay
trong một vài trường hợp đặc biệt trong đám đông có thể bùng lên những