6. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI VÀ NHỮNG HƯỚNG TÌM TÒI
MỚI
Chúng ta đã nghiên cứu hai đám đông nhân tạo và thấy rằng có
những ràng buộc tình cảm lưỡng phân ngự trị trong các đám đông đó, một
mặt là ràng buộc với lãnh tụ, có tính quyết định hơn và mặt khác là với
những cá nhân tham gia đám đông.
Nhiều vấn đề về cơ cấu đám đông vẫn chưa được khảo sát và mô tả.
Cần phải xuất phát từ luận điểm là nếu trong một nhóm người tụ tập mà
chưa hình thành các ràng buộc nêu trên thì nhóm người đó chưa phải là
đám đông, đồng thời phải công nhận rằng trong bất kì nhóm người tụ hội
nào cũng rất dễ xuất hiện xu hướng tạo lập một đám đông tâm lí. Phải xem
xét các đám đông tự tụ hội ít nhiều có tính cách thường kì, theo nguyện
vọng của mình; cần phải nghiên cứu điều kiện hình thành và tan rã của
chúng. Trước hết chúng ta quan tâm đến sự khác nhau của đám đông có
người cầm đầu và không có người cầm đầu. Liệu có phải là đám đông có
người cầm đầu là cổ xưa hơn và hoàn thiện hơn hay không? Liệu người
cầm đầu có thể được thay thế bằng một lý tưởng, bằng một cái gì đó trừu
tượng là bước chuyển tiếp mà các đám đông tôn giáo tạo nên cùng với
người cầm đầu vô hình hay không? Liệu một xu hướng, một ước vọng
chung có thể thay thế vai trò người cầm đầu hay không? Cái giá trị trừu
tượng đó có thể thể nhập vào một cá nhân đóng vai trò lãnh tụ thứ hai và từ
quan hệ của người cầm đầu và lý tưởng có thể xuất hiện những biến tướng
đáng quan tâm. Người cầm đầu hay tư tưởng chủ đạo cũng có thể thành tiêu
cực, lòng căm thù một người nào đó hay thể chế nào đó có thể có khả năng
tập hợp và tạo ra những mối liên kết tình cảm giống như những cảm xúc
tích cực vậy. Sau đó có thể hỏi rằng có thực sự cần người cầm đầu để tạo ra
đám đông hay không v.v.
Nhưng tất cả những câu hỏi đó, một phần đã được thảo luận trong
sách báo về tâm lí đám đông, không thể làm chúng ta sao lãng khỏi những
vấn đề tâm lí mà chúng ta cho là cơ bản trong cơ cấu đám đông. Trước hết