TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG VÀ PHÂN TÍCH CÁI TÔI - Trang 34

nhân của nó đều kèm theo sự chỉ trích và đòi hỏi phải biến cải. Chúng ta
không biết vì sao người ta lại nhậy cảm với những tiểu tiết đến như thế,
nhưng chắc chắn rằng trong hành vi đó hiển lộ rõ ràng tính dễ xung đột, dễ
gây hấn mà chúng ta không rõ nguồn gốc và chúng ta coi là đặc điểm
nguyên thủy. Trong cuốn sách Vượt qua nguyên tắc khoái lạc xuất bản năm
1920, tôi đã thử qui hai thái cực yêu ghét với sự đối lập giữa bản năng sống
và bản năng chết và coi khuynh hướng tính dục như là một thứ thay thế
thuần khiết nhất của cái thứ nhất, nghĩa là bản năng sống. Nhưng toàn bộ
sự bất dung sẽ biến mất tạm thời hay lâu dài khi xuất hiện đám đông hay
ngay trong đám đông. Khi còn đám đông thì cá nhân hành động trong
khuôn khổ của nó như những người giống nhau hoàn toàn, họ chấp nhận cá
tính của tha nhân, coi mình ngang hàng với tha nhân và không thấy có sự
căm ghét nào.

Sự hạn chế ngã ái đó, theo lí luận của chúng tôi, là do một một yếu

tố duy nhất: liên kết libido với người khác. Tính ích kỉ chỉ bị hạn chế khi có
tình yêu đối với người khác, khi có tình yêu với các đối tượng. Một câu hỏi
lập tức xuất hiện, tự thân quyền lợi chung mà không cần bất cứ liên kết
libido nào thì có dẫn đến sự khoan dung và tôn trọng đối tác hay không? Có
thể đáp rằng sự hạn chế ngã ái trong trường hợp này không bền vững vì sự
khoan dung sẽ mất ngay khi mối lợi do sự cùng tham gia của tha nhân
không còn. Nhưng giá trị thực tế của vấn đề đang tranh luận này nhỏ hơn
người ta nghĩ lúc đầu vì kinh nghiệm dạy chúng ta rằng trong quá trình
cộng tác thì giữa các đối tác sẽ phát sinh các điều kiện libido giúp củng cố
quan hệ của họ kể cả sau khi lợi lộc đã hết.

Trong quan hệ xã hội của con người cũng xảy ra hiện tượng giống

hệt như vậy mà phân tâm học phát hiện ra khi nghiên cứu quá trình phát
triển libido của cá nhân. Libido hướng vào việc đáp ứng các nhu cầu sống
còn và lựa chọn những người có thể đáp ứng những nhu cầu đó làm những
đối tượng đầu tiên. Trong quá trình tiến hoá của nhân loại cũng như của cá
nhân, chỉ có tình yêu mới có thể đóng vai trò như là nhân tố văn hóa trong
quá trình chuyển từ chủ nghĩa vị kỉ sang chủ nghĩa vị tha. Và thực tế là vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.