Tập 3 - Phân loại và mô tả các dạng khác nhau của
đám đông
Chương 1: Phân loại đám đông
Trong bài viết này cho đến nay chúng ta đã xác định được những đặc
tính chung mà các đám đông đều có. Tiếp đến chúng ta còn phải nghiên cứu
đến những đặc tính riêng biệt được là tiền đề cho những đặc tính chung này
tùy theo chủng loại của các tập thể.
Trước hết chúng ta hãy xây dựng một sự phân loại ngắn gọn cho các đám
đông.
Xuất phát điểm của chúng ta là tập hợp đơn giản (la simple multitude).
Lớp dưới cùng của nó sẽ hình thành nên khi nó được tập hợp bởi các phần tử
riêng biệt của nhiều giống nòi khác nhau. Sợi dây ràng buộc chung duy nhất
giữa chúng là ý chí của người lãnh đạo, cái ít nhiều được tôn trọng. Có thể
lấy các bầy lũ man rợ có xuất xứ khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ đã từng
tàn phá đế chế Rôm làm ví dụ cho dạng đám đông này.
Bên trên cái đám đông không có mối liên kết đó là đám đông với những
đặc trưng chung tạo bởi ảnh hưởng của một số yếu tố nào đó và cuối cùng
làm nên một chủng tộc. Chúng thỉnh thoảng cũng tiếp nhận một vài đặc điểm
đặc biệt của đám đông nhưng thường thì sự tiếp nhận đó luôn bị các đặc tính
riêng của giống nòi cản trở.
Các loại đám đông khác nhau quan sát thấy ở các dân tộc được phân
thành các nhóm sau:
A. Đám đông không đồng nhất (foules hétérogènes):
1. Không danh tính (ví dụ: Sự tụ tập trên đường phố)
2. Không có danh tính (ví dụ: đoàn bồi thẩm, nghị viện)
B. Đám đông đồng nhất (foules homogènes):