Những diễn biến từ ba mươi năm trở lại đây thật đáng ngạc nhiên. Trước
đây cũng chẳng lấy gì làm lâu, các quan niệm còn có một hướng chung.
Chúng được rút ra từ việc chấp nhận một vài các quan điểm nền tảng. Chỉ
cần mang danh một người quân chủ là trên các lĩnh vực lịch sử và khoa học
đã thấy được sự trung thành với những quan điểm nhất định có ranh giới rõ
ràng, còn như nếu là người theo trường phái cộng hòa anh sẽ trung thành với
những đòi hỏi hoàn toàn ngược lại. Một người theo chủ nghĩa quân chủ biết
chính xác rằng con người không hề bắt nguồn từ loài khỉ, và một người theo
trường phái cộng hòa cũng biết một cách không kém phần chính xác rằng
con người có nguồn gốc từ đó. Trong khi người quân chủ ghê tởm cách
mạng thì người theo trường phái cộng hòa lại hân hoan khi nói về cách
mạng. Có những cái tên như Robespierre, Marat cần phải được nhắc đến với
một thái độ kính trọng, cũng có những cái tên khác như Cäsar, Augustus,
Napoleon chỉ có thể nói ra trong sự phỉ báng. Cho đến tầng trên cùng là
Sorbonne [đại học danh tiếng ở Pháp] đều bị bao trùm bởi một quan niệm
lịch sử kiểu trẻ con như vậy.
Ngày nay bất kỳ quan niệm nào cũng bị sự bàn luận và mổ xẻ làm mất đi
cái uy lực của nó, các trụ chống của nó trở nên không vững vàng và vì thế
chỉ có một số rất ít các quan niệm còn tồn tại được, đó cũng là một số rất ít
còn có thể làm cho ta say sưa tiếp nhận. Con người hiện đại ngày càng bị sa
vào tình trạng bàng quan, vô cảm.
Chúng ta không muốn quá thương tiếc cho sự kiệt quệ một cách phổ biến
của các quan điểm. Chúng là một hiện tượng méo mó trong đời sống của các
dân tộc, điều này chẳng có gì để phải bàn cãi. Chắc chắn rằng một lời nói
của những con người viễn kiến, của các thánh tông đồ, của các nhà lãnh đạo
đối với những người tin theo có sức mạnh hoàn toàn khác với lời nói của
những kẻ chống đối, những nhà phê bình và những kẻ vô cảm, nhưng chúng
ta không được phép quên rằng, một quan điểm duy nhất một khi đạt đủ uy
lực để trở nên áp đảo, với sự trợ giúp của quyền lực đám đông nó sẽ nhanh
chóng có được một sức mạnh tàn bạo, không bao lâu tất cả sẽ phải thần phục
nó và sau đó cái thời của tự do ngôn luận có lẽ sẽ ra đi chưa biết đến khi nào
trở lại. Thỉnh thoảng đám đông cũng tỏ ra là một ông chủ hiền hòa, kiểu như
Heliogabal [thần mặt trời] và Tiberius [vua thứ hai của đế chế Rom] lâu lâu
cũng một lần như vậy, nhưng họ cũng có cái tính cách rất thất thường. Nếu
một nền văn hóa đã đến độ chín muồi để rơi vào tay họ, nó sẽ trở nên trần
trụi trước quá nhiều những biến cố, nhiều hơn cả những gì mà đến đó nó đã
trải qua. Nếu có một cái gì đó có thể ngăn cản được cái giờ phút sụp đổ của