TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 105

đánh ông ta từ đủ mọi phía. Người ta đề nghị treo cổ ông ta, chặt đầu ông ta
hoặc buộc vào đằng sau cho ngựa kéo. Trong khi tìm cách vùng thoát khỏi
đám đông, ông đã vô tình đá phải một người nào đó trong số đứng vây
quanh. Lập tức có người đề nghị kẻ bị đá được phép cắt cổ ông ta và đám
đông đã reo hò hưởng ứng.

“Cái ông đầu bếp thất nghiệp nọ, cũng chỉ vì tò mò mà lần đến chỗ ngục

Bastille để xem xem ở đấy đang xảy ra chuyện gì, và tại đây ông ta đã tin,
rằng đó là một hành động yêu nước, bởi vì tất cả mọi người cũng đều có một
ý nghĩ như vậy, và thậm chí ông ta còn tin rằng sẽ được khen thưởng hoặc
được nhận huân chương, nếu như ông ta giết một con quái vật. Người ta trao
cho ông ta một thanh kiếm, và ông ta đã nhằm vào cái cần cổ trần trụi kia mà
chém xuống; nhưng do bởi thanh kiếm quá cùn, chém không thể đứt, ông ta
liền rút con dao đeo trong mình và kết thúc thắng lợi cuộc giải phẫu (bởi là
đầu bếp nên ông ta rất thạo việc pha thịt).”

Ở đây cái cơ chế, từng được nhắc tới trước đây trong bài viết này, đã thể

hiện một cách rất rõ ràng: đó là sự tuân phục một ảnh hưởng, mà tác động
của nó càng mạnh mẽ khi nó được sinh ra từ đám đông, nó tạo nên niềm tin
cho kẻ giết người về tính cao cả của hành động đó, và kẻ giết người càng trở
nên tự nhiên hơn khi được những người đồng chí của nó cổ vũ một cách
nhiệt tình. Một hành động kiểu như vậy về mặt luật pháp có thể bị quy là tội
phạm nhưng về mặt tâm lý học thì không có thể. Những đặc tính chung của
cái gọi là đám đông tội phạm cũng giống hệt như những đặc tính chung của
mọi đám đông, là những điều chúng ta đã từng xác định, đó là: tính dễ bị tác
động, tính nhẹ dạ, tính dao động quá đáng giữa tình cảm tốt và xấu, sự nổi
bật của những tính cách đạo đức nhất định v.v...

Tất cả những đặc tính đó chúng ta đều nhận thấy ở những người đàn ông

của những ngày tháng chín, những con người đã để lại trong lịch sử của
chúng ta những hồi ức chấn động tâm hồn mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên họ cũng
đã thể hiện nhiều nét giống với những kẻ chủ mưu gây ra sự kiện “đêm ở đền
Bartholomeus”. Chi tiết của sự kiện này tôi trích dẫn từ tường trình của
Taine, được viết theo hồi ức của những người đương thời. Cũng không thể
biết được một cách rõ ràng ai là người đã ra lệnh hoặc chỉ thị cho việc thủ
tiêu các tù binh, nhằm dọn sạch các nhà tù. Có thể đó là Danton hoặc một ai
khác, điều này cũng không quan trọng; chúng ta ở đây chỉ quan tâm đến cái
ảnh hưởng cực kỳ lớn mà đám đông đã tiếp nhận để tạo nên một cuộc tắm
máu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.