cho phù hợp với thời cuộc và địa điểm, và làm sao để thể hiện được sự cống
hiến của họ giành cho đảng phái chứ không phải cho tổ quốc. Chính điều này
đã làm cho Lamartine năm 1848 và Thiers năm 1871 đạt được sự tín nhiệm
mà đáng lý ra tầm quan trọng và cấp thiết của vấn đề mới là động cơ thúc
đẩy. Khi mối hiểm nguy đã qua đi, sự sợ hãi cũng biến mất cùng với niềm
biết ơn.”
Tôi chỉ viết lại cái chỗ trong đó đơn thuần chỉ vì những sự kiện xảy ra
chứ không vì muốn giải thích chúng, những sự kiện đó chỉ chứng tỏ một vấn
đề tâm lý bình thường. Một đám đông sẽ mất đi lập tức cái đặc điểm để trở
thành đám đông, nếu nó bắt đầu đòi hỏi các lãnh đạo trả công, cho dù là đó
là sự phục vụ của nó là cho tổ quốc hoặc cho đảng. Đám đông, nó thuần
phục uy lực của lãnh đạo mà không hề cảm thấy phải có được lợi lộc hoặc
phải được đền ơn.
Người lãnh đạo có đủ uy lực cũng sẽ có được cái quyền lực gần như
tuyệt đối. Người ta đã từng biết có nghị viên nhờ có uy lực nên đã đạt đến
ảnh hưởng cực lớn, nhưng chỉ do vì mắc phải vấn đề tài chính mà đã chịu để
mất đi cái ảnh hưởng có được từ bao năm nay. Chỉ cần một dấu hiệu của ông
ta là đã có thể có một bộ trưởng bị hạ bệ. Một nhà văn đã viết những dòng
sau về tầm ảnh hưởng của ông ta:
“Ông C... chúng ta đặc biệt mang ơn vì đã phải mua Tongkin với cái giá
đắt gấp ba lần giá thực của nó, vì chúng ta chỉ có được một vị trí không hề
chắc chắn ở Madagaskar, vì đã để bị cướp mất cả một vùng đất ở vùng hạ
lưu sông Niger, vì chúng ta đã mất đi quyền thống trị ở Ai cập. - Các lý
thuyết của ông C... đã làm chúng ta mất đi nhiều vùng lãnh thổ hơn là sự thất
bại của Napoleon I.”
Chúng ta không phải vì thế mà tức giận lãnh đạo quá mức. Rõ ràng là
chúng ta đã phải chịu cái giá quá đắt, nhưng một phần lớn ảnh hưởng của
lãnh đạo liên quan tới sự chiều theo ý kiến quần chúng, là cái mà trong các
vấn đề thuộc địa hoàn toàn không phải là ý kiến của ngày hôm nay. Rất hiếm
khi một lãnh đạo vượt lên trước được ý kiến của quần chúng, mà ngược lại
nó hầu như lúc nào cũng vui lòng chấp nhận những sai lầm của họ.
Nghệ thuật diễn thuyết của lãnh đạo
Phương tiện thuyết phục của lãnh đạo, ngoại trừ uy lực ra, là những yếu
tố mà chúng ta đã đề cập đến nhiều lần. Để có thể vận dụng chúng một cách
khéo léo, người lãnh đạo ít nhất vô thức cũng phải nắm bắt được tâm lý đám