đông và biết cách đối thoại với họ như thế nào. Mà trước hết nó phải nhận
thức được mức độ huyền diệu của ngôn từ các khẩu hiệu cũng như của các
hình tượng. Nó phải có một khả năng hùng biện đặc biệt, xuất phát từ những
khẳng định quyết liệt không cần phải chứng minh và rất ấn tượng được bao
bọc bởi những hình ảnh có tính phán quyết hoàn toàn chung chung. Kiều
hùng biện như vậy ta có thể thấy ở khắp các cuộc họp, hội nghị, và ngay cả ở
trong quốc hội Anh, nơi mà được coi là có không khí dung hòa nhất trong tất
cả các quốc hội.
“Chúng tôi có thể liên tục quan sát các kỳ thương thảo của hạ viện”, nhà
triết học người Anh Maine viết, “ở đó tất cả các cuộc thương thảo xảy ra
trong không khí trao đổi của những ngôn từ thô lỗ về mặt ám chỉ, xúc phạm
và rất yếu về mặt sáo rỗng. Kiểu phát ngôn này của dạng phát ngôn thường
thấy đã gây nên một tác động rất đáng ngạc nhiên vào sức tưởng tượng của
một nền dân chủ thuần túy. Nó luôn dễ dàng đạt được sự đồng tình của đám
đông bằng những quả quyết chung chung được nhấn mạnh bởi những ngôn
từ ngắn gọn, mặc dù chúng không hề chứa đựng một chút sự thật nào và việc
hiện thực hóa chúng có thể hoàn toàn chẳng bao giờ làm được.”
Câu trích dẫn đó chỉ ra một điều là không nên coi thường ý nghĩa của các
ngôn từ chủ chốt . Chúng ta cũng đã từng nhấn mạnh không ít lần về quyền
lực đặc biệt của các ngôn từ và khẩu hiệu, rằng chúng cần phải được lựa
chọn sao cho có thể gợi nên được những hình ảnh sống động. Câu nói sau
của một lãnh đạo trong một cuộc họp cho ta thấy một ví dụ tương đối đầy đủ
về vấn đề này:
“Rồi sẽ đến cái ngày mà hôm đó, những nghị viên có lời nói nhỏ nhẹ sẽ
được ngồi chung tàu với những kẻ vô chính phủ giết người trên con đường đi
đày biệt xứ đến xứ sở của các loại bệnh sốt, khi đó họ sẽ có dịp nói chuyện
với nhau và tự thể hiện là hai mặt bù trừ của một trật tự xã hội.”
Cái hình tượng được đưa ra quả rõ ràng và chính xác, và tất cả các đối
thủ của người diễn thuyết đều cảm thấy bị đánh trúng. Họ bỗng thấy hiện ra
trước mắt cái xứ sở của các loại bệnh sốt, thấy cái tàu đã đưa họ tới đó, bởi
không lẽ họ cũng thuộc vào cái nhóm được định nghĩa một cách rất mù mờ
của các nhà chính trị đang bị đe dọa? Một cảm giác sợ hãi ngấm ngầm như
vậy cũng sẽ xâm nhập vào những nghị viên bảo thủ, khi họ bị những lời nói
mập mờ của Robespierres ít nhiều mang tính dọa dẫm về việc lên máy chém
và họ đã liên tục lùi từng bước trước ông ta do sức ép của nỗi sợ hãi đó.
Tất cả những người lãnh đạo đều có xu hướng sa vào những sự thổi