TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 123

Tiếp ngay theo nguyên nhân đầu tiên làm căng thẳng vấn đề chi tiêu này

là một nguyên nhân khác cũng không kém phần quyết định: đó là nghĩa vụ
phải chấp thuận mọi khoản chi cho những nhu cầu thuần túy công cộng.
Không có một nghị viên nào có thể chống lại những nhu cầu này, bởi chúng
thể hiện những đòi hỏi của đám đông cử tri và bởi mỗi một nghị viên chỉ có
thể đạt được những cái cần thiết nhất cho đơn vị bầu cử của họ nếu như họ
chấp nhận những đề nghị tương ứng của các nghị viên khác. Mối nguy hiểm
thứ hai được nhắc đến trên đây đó là sự hạn chế không tránh khỏi của tự do
gây ra bởi nghị viện, điều này thực ra khó nhận thấy, nhưng đó là một thực
tế. Nó là hậu quả của hàng loạt những đạo luật luôn mang tính giới hạn, mà
các tác động của chúng những nghị viên thiển cận đã không nhìn ra, và họ đã
cảm thấy phải có nghĩa vụ chấp thuận chúng.

Mối nguy hiểm này phải thuộc vào loại không tránh khỏi được, bởi ngay

ở Anh, là nơi mà chắc chắn có một dạng chính phủ nghị viện thuộc loại hoàn
hảo nhất và các nghị viên tỏ ra là những người độc lập đối với các cử tri, thế
nhưng có vẻ như cũng không thể tránh khỏi được điều này . Ông Spencer đã
từng chỉ ra trong một bài viết trước đây, rằng hậu quả nhất định phải dẫn đến
sự gia tăng của hiện tượng các tự do thực sự dường như ngày càng ít đi.
Trong một bài viết sau đó ít lâu. “Đơn độc chống lại nhà nước”, ông ta lại
nhắc lại nhận định trên và nói về nghị viện Anh như sau:

“Từ cái thời điểm đó những nhà lập pháp Anh đã đi đúng theo con đường

mà tôi đã dự đoán. Những biện pháp độc đoán, chúng được nhân rộng một
cách nhanh chóng, chúng liên tục nhằm tới việc giới hạn tự do cá nhân mà cụ
thể là ở hai cách thức: mỗi một năm càng có nhiều các đạo luật được ban
hành mà tính chất của chúng là giới hạn tự do hoạt động của công dân và bắt
buộc họ phải làm những gì mà trước đây họ có thể làm một cách tùy thích
hoặc bỏ qua. Đồng thời gánh nặng ngày càng chồng chất, đặc biệt là những
khoản chi tiêu công mà ngay từ đầu chúng đã hạn chế sự tự do, qua việc cắt
giảm một phần thu nhập của công dân mà đáng lý ra cái phần đó trước đây
họ có thể sử dụng một cách tùy thích, và làm gia tăng cái phần bị lấy đi để
chi tiêu cho những ý đồ tùy theo cách đánh giá có thể là tốt đẹp của các quan
chức.”

Sự giới hạn tự do ngày càng tăng kiểu này có ở tất cả các nước trong một

cách thức đặc biệt, mà Spencer không chỉ ra: Sự tạo nên hàng loạt những
biện pháp mang tính luật pháp theo kiểu giới hạn những cái chung tất nhiên
sẽ dẫn đến việc gia tăng con số, quyền lực và ảnh hưởng của các quan chức,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.