giọng. Lại vẫn cảnh mất trật tự như lúc trước. Ông ta cố gắng to giọng, cảnh
mất trật tự lại càng gia tăng. Tiếng ồn ào xung quanh ông ta ngày càng lớn.
Bản thân ông ta cũng chẳng còn nghe thấy mình nói gì, và ông ta im lặng,
sau đó ông ta cố gắng tiếp tục nói chừng nào còn có thể, bởi vì ông ta sợ, nếu
im lặng lúc này rất có nguy cơ ở đâu đó sẽ vang lên lời đề nghị “đủ rồi,
xuống thôi”. Sự ồn ào đã đến mức không thể chịu đựng nổi.”
Những mỗi nguy của chủ nghĩa nghị viện (Parliamentarianism)
Parliamentarianism, parlementarisme. Danh từ này theo nghĩa rộng,
nhằm để chỉ toàn bộ nền dân chủ hiện đại, bao gồm cả hai hình thức: chế độ
nghị viện (parliamentary system, régime parlementaire) kiểu Anh và chế độ
Tổng thống (presidential system, régime présidentiel) kiểu Mỹ.
Mặc dù có nhiều khó khăn trong cách thức hoạt động, các kỳ họp quốc
hội đã tạo nên một hình thức lãnh đạo đất nước tốt nhất mà các dân tộc cho
đến nay đã tìm ra, nhằm trước hết bằng cách có thể nhất để thoát ra khỏi ách
thống trị của cá nhân kẻ độc tài. Chúng cho dù dạng gì cũng là điều lý tưởng
đối với một chính phủ, nếu không ít ra cũng là đối với các triết gia, những
nhà tư tưởng, nhà văn, nghệ sĩ và các nhà bác học, tóm lại là đối với tất cả
những ai thuộc về tầng lớp đỉnh cao của nền văn hóa.
Trong các mối hiểm nguy thực ra chỉ tiềm ẩn hai điều cần phải được đặc
biệt chú ý: đó là sự lãng phí quá đáng về mặt tài chính và sự giới hạn tự do
cá nhân ngày càng gia tăng. Mối nguy thứ nhất là hậu quả tất yếu của các đòi
hỏi và của sự thiển cận trong cách nhìn của đám đông cử tri. Nếu một nghị
viên quốc hội đệ trình một kiến nghị mà nó rõ ràng phù hợp với một nguyện
vọng mang tính dân chủ, ví dụ như việc chăm sóc về già cho tất cả những
người lao động hoặc việc tăng phụ cấp cho những người điểu khiển tín hiệu
xe lửa, cho giáo viên v.v..., thì lúc đó có những nghị viên khác, do vì lo sợ
trước những cử tri ủng hộ mình, cho nên đã không dám thể hiện ra rằng họ
đã đánh giá thấp ích lợi của đề nghị trên qua việc không chấp thuận nó. Họ
biết chắc, đề nghị trên nếu được thực hiện sẽ làm cho ngân sách nhà nước bị
quá tải và đương nhiên sẽ dẫn đến việc bắt buộc phải tăng thuế. Thế nhưng
đến lúc biểu quyết họ đã chấp thuận nó không chút do dự. Trong khi những
hậu quả của việc gia tăng chi tiêu ngân sách còn nằm xa ở tương lai và như
vậy đối với họ những tác động khó chịu từ đó chưa thể xảy ra ngay được,
ngược lại hậu quả của việc không chấp thuận họ có thể cảm nhận ngay lập
tức vào những ngày sau đó, khi phải đứng ra đối chất trước cử tri của mình.