TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 43

động vào mình. Chỉ có những hình ảnh mới làm cho họ khiếp sợ hoặc say
đắm và chúng là nguyên nhân của những hành động của họ. Chính vì thế
trong các vở kịch khi tạo ra những hình tượng với đường nét sâu đậm đã gây
nên một sự tác động cực mạnh vào đám đông. Với đám đông dân chúng
thành Rom khi xưa, bánh mì và các trò chơi là lý tưởng hạnh phúc. Lý tưởng
này rất ít thay đổi trong dòng chảy của thời gian. Không có gì kích động trí
tưởng tượng của đám đông mạnh mẽ hơn là một vở diễn sân khấu. Tất cả các
khán giả cảm nhận đồng thời một tình cảm giống nhau, và nếu như nó không
thể ngay lập tức trở thành hành động, thì cũng chỉ vì người khán giả vô thức
chưa thể phớt lờ sự nghi ngờ rằng anh ta lại là nạn nhân của ảo giác, và đã
khóc, đã cười về những cuộc phiêu lưu tưởng tượng. Song thỉnh thoảng
những tình cảm được khơi dậy bởi các hình ảnh cũng đủ mạnh để có thể biến
thành hành động, giống như được tác động bởi sự kích hoạt (suggestion)
thông thường. Người ta cũng đã từng kể về những buổi trình diễn, trong đó
diễn viên đóng vai kẻ phản bội, sau khi kết thúc buổi trình diễn phải được
bảo vệ cẩn thận để tránh sự tấn công của những khán giả vẫn còn đang công
phẫn trước hành động tội ác dường như là của diễn viên nọ đã thể hiện trong
vở kịch. Điều này theo ý kiến của tôi là một ví dụ chính xác nhất về trạng
thái tinh thần của đám đông, và đặc biệt là sự nhẹ dạ, dễ bị tác động. Cái
không có thật trong con mắt họ cũng quan trọng như cái có thật. Họ có xu
hướng rõ ràng là không hề phân biệt bất cứ cái gì.

Quyền lực của kẻ chiến thắng và sức mạnh của nhà nước được xây dựng

trên trí tưởng tượng của người dân. Nếu ta gây được ấn tượng trong trí tưởng
tượng đó, ta có thể lôi kéo cả đám đông đi theo. Tất cả những sự kiện có ý
nghĩa trong lịch sử, sự ra đời của đạo Phật, của đạo Thiên chúa, đạo Hồi, các
cuộc cải cách, các cuộc cách mạng và sự bùng nổ đầy đe dọa của chủ nghĩa
xã hội trong thời đại của chúng ta đều là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của
những ấn tượng mạnh vào trí tưởng tượng của đám đông.

Cũng thế, những nguyên thủ quốc gia trong mọi thời đại ở tất cả các

nước, là những người chiếm được quyền thống trị tuyệt đối, đều coi trí tưởng
tượng của dân chúng là các cột trụ của quyền lực. Không bao giờ họ có ý
định cai trị ngược với những trí tưởng tượng đó. “Tôi đã kết thúc cuộc chiến
tại Vendeé, bởi vì tôi đã trở thành người công giáo”, Napoleon đã nói như
vậy trước hội đồng quốc gia, “tôi chiếm giữ được Ai cập, bởi vì tôi đã trở
thành người theo đạo Hồi, và tôi đã chiến thắng những thầy tu người Ý bởi
vì tôi ủng hộ sự toàn quyền của giáo hoàng. Khi tôi cai trị người Do thái tôi
sẽ cho xây lại đền thờ vua Salomon.” Từ thời Alexander và Cäsar có lẽ chưa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.