hoặc lập luận sai và lập luận logic không có tác động gì tới họ. Thường
chúng ta hay bị ngạc nhiên khi đọc những bài viết về những điểm yếu trong
một bài phát biểu nào đó, thế mà nó lại có tác động mạnh mẽ đến người
nghe; nhưng ta quên mất rằng, bài phát biểu đó được làm ra để lôi kéo đám
đông, chứ không phải để cho những triết gia đọc. Thuyết gia, người gần gũi
với đám đông, luôn biết cách gợi lên những hình ảnh để có thể lôi cuốn họ.
Nếu ông ta đạt được điều đó, có nghĩa là ông ta đã đạt được mục đích, và
hàng loạt những lời phát biểu cũng không bằng một vài câu đi vào lòng
người và đem đến niềm tin cho họ.
Cũng quá thừa khi lưu ý rằng, sự thiếu khả năng lập luận của đám đông
đã tước đi của họ mọi năng lực phê phán, có nghĩa là khả năng để phân biệt
được giữa đúng và sai, khả năng đưa ra một phán xét xác đáng. Những lập
luân mà đám đông chấp nhận chỉ là những lập luận khiên cưỡng, không bao
giờ được kiểm chứng. Nhiều con người độc lập về mặt này cũng không hơn
gì đám đông. Sự nhẹ dạ khi khái quát hóa những ý kiến nhất định nào đó phụ
thuộc trước hết vào sự thiếu khả năng để có thể đưa ra một ý kiến của chính
mình, trên cơ sở của những suy luận đặc biệt, ở phần đông các con người.
§3. Sức tưởng tượng của đám đông
Giống như ở tất cả những ai không biết suy nghĩ một cách logic, sức
tưởng tượng đặc biệt của đám đông dễ dàng tạo nên sự xúc động cực kỳ sâu
sắc. Những hình ảnh hiện lên trong trí óc họ bởi một người nào đó, bởi một
sự kiện, bởi một tai nạn xảy ra đều sống động gần như là hiện thực. Đám
đông gần như ở trong trạng thái của một người đang ngủ, khả năng suy xét
trong phút chốc bi gạt sang một bên, nhường chỗ cho những hình ảnh cực kỳ
mạnh mẽ hiện lên trong đầu và sau đó chúng cũng sẽ biến đi rất nhanh một
khi sự suy xét có ý định xen trở lại. Đám đông, không có khả năng xem xét
và suy nghĩ một cách lô gic, với họ chẳng có gì là không có thể. Ngược lại
những cái không có thể nhất thường lại hay lộ ra rõ nhất.
Chính vì thế đám đông thường bị những mặt diệu kỳ và huyền thoại của
các sự kiện tác động mạnh mẽ nhất. Sự diệu kỳ và huyền thoại quả đúng là
những trụ cột của một nền văn hóa. Cái ảo trong lịch sử luôn có vai trò quan
trọng hơn là cái thực. Cái không thực luôn có quyền đứng trước cái thực.
Đám đông chỉ có thể suy nghĩ qua hình ảnh và chỉ để các hình ảnh tác