TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 41

chuyển cả châu Âu đến tận gốc rễ. Hai mươi năm trời dân chúng xông vào
đâm chém lẫn nhau, châu Âu được nếm mùi thế nào là hủy diệt, chỉ có thể so
sánh được với những gì mà Dschingiskhan (Thành Cát Tư Hãn) và Tamerlan
đã làm. Rõ ràng hơn bao giờ hết, những gì nhiệt thành của một ý tưởng đem
lại, đúng là có khả năng làm đổi hướng các tình cảm.

Các ý tưởng cần phải có nhiều thời gian để có thể bám rễ vào đám đông,

và nó cũng cần không ít hơn thời gian để có thể biến đi khỏi đó. Về mặt ý
tưởng, đám đông cũng luôn lạc hậu hơn nhiều thế hệ so với những nhà khoa
học và triết học. Ngày nay tất cả những nhà cầm quyền đều thừa biết, có bao
nhiêu sai lầm hiện nằm trong những ý tưởng nền tảng, những cái mà tôi vừa
đề cập đến ở trên; nhưng bởi vì ảnh hưởng của những ý tưởng đó còn rất lớn,
cho nên các nhà cầm quyền vẫn bắt buộc phải điều hành đất nước theo
những ý tưởng nền tảng đó, mặc dù từ lâu bản thân họ đã không còn tin vào
sự đúng đắn của chúng nữa.

§2. Lập luận của đám đông

Người ta không thể quả quyết một cách chắc chắn rằng, đám đông không

thể bị tác động bởi những suy luận. Nhưng những lý lẽ họ vận dụng và
những lý lẽ tác động đến họ, dường như nhìn về mặt logic nó tầm thường
đến nỗi người ta chỉ cần làm một phép so sánh cũng có thể rút ra kết luận.

Những lập luật tầm thường cũng như những lập luận sâu sắc chúng đều

dựa trên sự liên kết các ý tưởng: nhưng những liên kết các ý tưởng mà đám
đông thực hiện chỉ là sự kết nối những gì giống nhau và có thứ tự. Họ kết nối
như người Eskimo, từ kinh nghiệm biết rằng, băng đá là một vật thể trong
suốt, tan trong miệng và từ đó rút ra kết luận rằng thủy tinh, do cũng trong
suốt, nên nó cũng phải tan trong miệng; Hoặc như người hoang dã, họ cho
rằng, nếu họ ăn trái tim của một kẻ thù dũng cảm thì họ sẽ nhận được sự
dũng cảm của nó; hoặc như những người công nhân, bị chủ của họ bóc lột và
từ đó rút ra kết luận rằng, tất cả giới chủ đều là kẻ bóc lột.

Sự kết nối các sự vật tương tự, cho dù chúng chỉ có những biểu hiện

giống nhau về bề mặt, và sự khái quát hóa một cách vội vã những trường
hợp riêng biệt, là những đặc điểm trong logic của đám đông. Những kiểu lập
luận như vậy luôn được các thuyết gia khéo nói sử dụng trước đám đông.
Một chuỗi những lập luận vững chắc sẽ là điều hoàn toàn khó hiểu đối với
đám đông, cho nên ta có thể được phép nói rằng, họ chẳng lập luận gì cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.