cứ lúc nào người ta cũng nhìn thấy, từ đầu nọ đến đầu kia của đế chế, trong
tất cả các tâm hồn, một tôn giáo đang hình thành, mà đức chúa của nó chính
là nhà vua. Một vài năm trước công nguyên toàn xứ Galien, bao gồm sáu
mươi thành phố, đã chung nhau dựng lên cho Augustus một ngôi đền ở
Lion... Những cha đạo của đền được chọn từ khắp các thành phố của Galien,
là những bậc đáng kính đầu tiên của đất nước... Người ta không thể cho rằng
tất cả những cái đó là do sự kính sợ hoặc thần phục một cách nô lệ mà thành.
Cả một dân tộc không thể đều là nô lệ, mà nô lệ những ba trăm năm. Không
chỉ các triều thần thán phục đức Vua, mà là Rom; và không chỉ Rom, cả
Galien, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Á châu.”
Những cái đó không chỉ là những quan niệm mê tín dị đoan của một thời
đại khác, là những cái đã xua đuổi lý trí một cách triệt để. Trong cuộc chiến
vĩnh cửu với lý trí chưa bao giờ tình cảm bị chiến bại. Cho dù đám đông
không còn muốn nghe những lời của thánh thần và tôn giáo nữa, là những
thứ đã thống trị họ trong một thời gian dài, nhưng chưa bao giờ người ta lại
thấy họ dựng lên nhiều tượng đài và nơi thờ cúng như trong suốt thế kỷ qua.
Phong trào nông dân, nổi tiếng với tên gọi Boulangismus, đã chứng minh
cho thấy, bản năng tôn giáo của đám đông dễ có khả năng đổi mới như thế
nào. Ngày đó không có một quán làng nào là không thấy có treo ảnh của
người anh hùng. Người ta gán cho ông ta một sức mạnh có thể xóa tan mọi
sự bất công, mọi thứ tội lỗi, và hàng ngàn con người đã hiến dâng cho ông ta
mạng sống của họ. Vị trí nào sẽ dành cho ông ta trong lịch sử, nếu như tính
cách của ông ta cũng theo kịp những huyền thoại về ông ta!
Tôn giáo không có thánh thần: Chủ nghĩa vô thần
Cũng là một điều nhỏ và hơi thừa khi nhắc lại, đám đông cần có một tôn
giáo. Bởi tất cả các học thuyết chính trị, tôn giáo, xã hội tìm thấy được ở
đám đông sự tiếp thụ chỉ với điều kiện, rằng chúng phải mang một hình thức
tôn giáo, trong đó không tồn tại bất kỳ một sự tranh luận nào. Nếu một khi
có thể vận động được đám đông tiếp nhận chủ nghĩa vô thần, thì sau đó chủ
nghĩa này sẽ hoàn toàn trở thành sự sục sôi không khoan nhượng của một
tình cảm mang tính tôn giáo, và chẳng bao lâu sẽ trở thành sự sùng bái thể
hiện ở những hình thức bên ngoài của nó. Một thí dụ kỳ quặc về điều này
cho chúng ta, đó là sự phát triển của một nhóm nhỏ theo chủ nghĩa thực
chứng. Nó giống như bất kỳ một người nào theo chủ nghĩa hư vô, mà câu
chuyện của nó chúng ta đã được Dostojewskij, một con người cực kỳ sâu sắc
kể lại, đã đập tan những hình tượng thánh thần và thiêng liêng trên bàn thờ
nơi thờ phụng, dập tắt những ngọn nến và không một chút lưỡng lự thay thế