TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 49

những thứ đã bị đập nát đó bởi những tác phẩm của một triết gia vô thần; sau
đó nó thắp lại những ngọn nến đã tắt một cách hoàn toàn thành kính. Đối
tượng của niềm tin tôn giáo trước đó của nó đã hoàn toàn trở thành một đối
tượng khác, thế nhưng liệu ta có thể quả quyết rằng, tình cảm tôn giáo của nó
cũng đã thay đổi?

Tôi nhắc lại một lần nữa: những sự kiện lịch sử nào đó, và cụ thể là

những sự kiện quan trọng nhất, ta chỉ có thể hiểu được nó, nếu như ta chú ý
đền hình thức mà các niềm tin của đám đông tiếp nhận. Nhiều hiện tượng xã
hội cần phải để cho các nhà tâm lý học nghiên cứu hơn là để cho các nhà
khoa học tự nhiên. Nhà sử học Taine của chúng ta đã nghiên cứu về cách
mạng như là một nhà khoa học tự nhiên và đã nhiều lần không phát hiện ra
được diễn biến thực sự của các sự kiện. Ông ta quan đã sát sự việc một cách
tuyệt vời, nhưng bởi vì không biết đầy đủ về tâm lý học đám đông, cho nên,
là một tác giả lừng danh ông ta cũng không thể nào giải thích nổi các nguyên
nhân của chúng. Bởi vì các sự kiện đẫm máu, tàn bạo và hỗn loạn đã làm
ông ta sửng sốt, bởi vậy, dường như đối với ông ta những anh hùng trong các
thiên sử ca lớn chỉ là một bầy người hoang dã động kinh, bán mình một cách
không kiềm chế cho bản năng. Những hành động bạo lực của cách mạng,
những sự chém giết, các nhu cầu khuếch trương, sự tuyên chiến với tất cả
các vua chúa của nó chỉ có thể giải thích được, nếu người ta hiểu ra, rằng tất
cả chỉ để phục vụ cho sự củng cố một niềm tin tôn giáo mới. Phong trào cải
cách tôn giáo, đêm thảm sát ở đền Bartholomeus, các cuộc chiến tranh giữa
các tôn giáo, tòa dị giáo, sự kiện của những ngày khủng khiếp... tất cả đều là
những hiện tượng cùng loại dưới tác động của tình cảm tôn giáo, nó cần thiết
để hủy diệt tất cả, bằng lửa và bằng gươm đao, những gì cản trở sự truyền bá
một niềm tin mới. Cách thức của tòa dị giáo là cách thức của những con
người có niềm tin chân thật nhất; họ chẳng phải là những tín đồ nếu như họ
đã làm khác đi.

Những cuộc cách mạng, giống như tôi đã kể, chỉ có thể xảy ra, nếu tâm

hồn đám đông truyền cho chúng sức sống. Những kẻ bạo quyền độc đoán
nhất cũng không thể tạo ra chúng. Những nhà sử học, những người đã chỉ
cho chúng ta thấy cái đêm thảm sát ở đền Bartholomeus là tác phẩm của một
ông vua, họ đều đã có quá ít hiểu biết về tâm lý học đám đông cũng như về
tâm lý của các vị vua. Những sự biểu lộ kiểu như vậy chỉ có thể bắt nguồn từ
tâm hồn đám đông. Quyền lực vô biên của một kẻ thống trị tùy tiện nhất
cũng chỉ đủ để thúc đẩy hoặc ngăn cản chút ít cái thời điểm xảy ra. Không,
không phải các ông vua đã gây ra vụ tàn sát ở đền Bartholomeus, gây ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.