15
THAY ĐỔI KẺ PHẠM TỘI.
N
goại trừ phần chú thích cuối cùng, chương này vẫn giữ nguyên
những nội dung được xuất bản trong ấn phẩm năm 1984. Những nội
dung này không thay đổi vì nó thể hiện bản chất của một cách tiếp cận
hiệu quả nhằm giúp những người phạm tội có thể thay đổi. Nhiều độc
giả của ấn bản trước đó nói với tôi rằng, họ cảm thấy câu chuyện của
Leroy vừa mang tính hướng dẫn vừa có thể truyền cảm hứng.
Một bác sĩ tâm thần cao tuổi, gầy gò, tóc bạc trắng, đang cố gắng đưa
ra những lời phân trần khi dựa lưng vào chiếc ghế đối diện với Leroy, một
người mặc đồ đen, có râu, một tên cướp có vũ trang và luôn có vẻ im lặng.
Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp nhưng lịch sự, Tiến sĩ Samuel Yochelson
nói với Leroy rằng anh ta là một mối đe dọa đối với xã hội.
Yochelson đã áp dụng phương pháp này để đối phó với những tội phạm
rất nhiều lần trước đây.
Tuy nhiên, trong những cách thức tiếp cận với tội phạm, ông ấy từng là
một người hoàn toàn khác biệt so với thời điểm mười năm trước đó – vào
năm 1961 – khi ông đến Bệnh viện St. Elizabeths Washington, DC., để bắt
đầu sự nghiệp thứ hai. Là một trong những bác sĩ tâm thần giàu kinh nghiệm
nhất tại Buffalo, ông không chỉ được biết đến là một bác sĩ thành công mà
còn vì những đóng góp cho công chúng với những kiến thức về tâm thần học
khi xuất hiện thường xuyên trên loạt phim truyền hình địa phương. Khi gần
bước sang tuổi ngũ tuần, đã đến lúc ông ấy khao khát đóng góp vào lĩnh vực
vừa mang tính học thuật vừa mang tính thực tiễn này. Là người của công
chúng tại Buffalo, ông ấy đã lựa chọn cuộc sống ẩn dật trong một môi
trường mới, nơi ông ấy sẽ không còn được nhiều người biết đến trong suốt