con vật cưng, bày bán khắp thành phố, không thể coi nó là đầu mối để
truy tìm gì được.
Ngoài ra, Sở lại có tâm lý hờ hững chưa từng thấy đối với vụ án
mạng này. Các cán bộ chiến sĩ tham gia vụ án này phần lớn lại đang là
phụ huynh học sinh, vì chuyện học hành của con cái họ đã từng ấm ức
với thầy cô giáo không ít. Những dịp năm mới tết đến, họ lại càng mệt
mỏi vì cần phải "thể hiện tình nghĩa" với các giáo viên. Dù cái chuyện
này chỉ khiến họ thêm tức tối nhưng mỗi khi con mình bị thầy cô trừng
phạt thể xác hoặc bị đối xử bất công, họ vẫn đành nén giận cho qua. Cho
nên, có một thầy giáo vì ra tay trừng phạt thể xác học trò nên đã bị trả
thù tàn nhẫn, thì thái độ của các cảnh sát không chỉ là lãnh đạm, "bị trơ"
do nhiều năm làm nghề mà thực ra là hả hê khoái trá. Thậm chí có anh
cảnh sát con nói: "Phá vụ án này làm gì chứ? Cứ mặc kệ, để cho những
tay giáo viên khốn kiếp thấy rằng hà hiếp học sinh thì kết cục sẽ là gì."
Nếu nói những thái độ này chỉ âm thầm tồn tại trong giới cảnh sát,
thì phản ứng của dư luận xã hội đối với vụ án mạng ở trường trung học
số 47 lại công khai sôi sục rầm trời. Trong đó người được hưởng lợi ích
nhiều nhất có lẽ là "Tổ phóng sự thành phố C" của Ban thời sự đài truyền
hình thành phố C.
Trước đó tổ này đã ba ngày liền đưa tin cập nhật về vụ học sinh Vu
Quang nhảy lầu tự tử, khiến dư luận phản ứng rất mạnh mẽ; sau đó nhân
vật then chốt của phóng sự này là thầy giáo Ngụy Minh Quân bị giết,
càng khiến cho tổ này cảm thấy "hào hứng" (một cách khó hiểu). Họ lập
tức nắm bắt cái mạch tin tức hiếm có này để làm phóng sự chuyên đề, và
còn tổ chức cả đường dây nóng thông tin, tổ chức các "sàn" blog và tin
nhắn, mời công chúng tham gia đánh giá và thảo luận. Cuộc thảo luận
ngày càng sôi nổi, tổ phóng sự thừa thắng xốc tới, hợp tác với chương
trình "Đối thoại" tổ chức một tiết mục phỏng vấn truyền hình tiêu đề là
"Cuốn sách bài tập toán nhuốm máu".
Ban tổ chức tiết mục mời các giảng viên đại học về Pháp luật, Tâm
lý, chuyên gia Giáo dục học của thành phố làm khách mời; hiệu trưởng