vụ án đã xử lý trong mấy năm qua, chọn ra vài vụ mang tính điển hình,
rồi lần lượt đọc theo trình tự thời gian. Anh đánh giá rằng nếu xét từ khía
cạnh trạng thái tâm lý và thần kinh của nghi phạm thì vụ án ở Cuồng
vọng phi nhân tính và Sông ngầm là có tính điển hình rõ rệt nhất. Đã
mấy năm trời trôi qua, những ánh mắt thất thần của những bệnh nhân
PTSD
[6]
là thú tính bầy đàn của người dân thôn Lục gia thôn vẫn hiện
lên rõ mồn một như vừa mới xảy ra. Cùng với sự dịch chuyển của những
cú nhấp chuột, hàng loạt họ tên quen thuộc hiện ra trên màn hình máy
tính…
[6] Viết tắt của cụm từ Post-traumatic stress disorder: Hội chứng
chấn thương tâm lí.
La Gia Hải, Đàm Kỷ, Khương Đức Tiên, Quách Nhụy, Lục Thiên
Trường, Lương Tứ Hải, Tiêu Vọng…
Trong tổng tập đã gom lại về các vụ án, họ đều được thay bằng các
chữ cái X, Y, Z… sau đó, bằng giấy trắng mực đen rành rành lần lượt
xuất hiện những tội ác ghê tởm của họ. Xét từ một ý nghĩa nào đó, bọn
họ sẽ được "sống mãi" cùng với lịch sử tội ác. Nhưng trong ký ức những
người bị chúng hãm hại, cũng là vĩnh viễn không thể nào quên.
Những năm qua họ vẫn không dời đi đâu cả, họ vẫn bắt rễ ở một
góc nào đó trong ký ức, chờ con người đã đưa họ xuống địa ngục mở lại
cái cánh cửa ấy.
Con người ấy chính là Phương Mộc.
Nhưng, các vụ án đã chiếm mất một không gian đáng kể trong ổ
cứng này lại hoàn toàn không khiến cho Phương Mộc cảm thấy tự hào,
trái lại, nhớ lại những tháng ngày đẫm máu ấy, tâm trạng anh càng thêm
nặng nề bức bối. Vì anh không thể tách mình khỏi các sự việc này. Anh
không phải người ngoài cuộc, mà anh là người đã đích thân trải qua; anh
không phải trọng tài, mà là người tham dự. Những cái tên ấy và những gì
đã xảy ra đã trở thành một phần của anh, giống như hai mặt của một
đồng tiền kim loại, hoặc giống như rễ và cành của một cái cây.