TÂM LÝ TỘI PHẠM - Trang 2031

Trước hết, nạn nhân đã bị vây khốn trong nhà không thể thoát ra.

Hai là, nguyên nhân khiến người ta không thể dập lửa kịp thời đều

là xe cứu hỏa bị chặn đường bởi cùng một "tên đầu sỏ" là một chiếc ô tô.

Ba là, người nhà nạn nhân đều chạy đến hiện trường ngay sau khi

đám cháy xảy ra, chứng kiến người thân của mình bị chết cháy.

Nhất là điểm cuối cùng, chính hung thủ đã dùng di động của nạn

nhân Ngô Triệu Quang nhắn tin cho vợ anh ta. Vì nạn nhân bị trói chân
tay không thể thao tác di động; và dù có thể thao tác thì nạn nhân sẽ gọi
thẳng cho vợ chứ không nhắn tin. Công ty điện thoại cung cấp danh sách
các cuộc gọi và nhắn tin cho thấy, thuê bao Ngô Triệu Quang nhắn tin
sau khi gọi điện báo cho cảnh sát chữa cháy. Có nhiều khả năng lúc đó
đám cháy đã bùng phát. Thế thì mục đích hung thủ nhắn tin không nhằm
để cứu người mà nhằm điều vợ nạn nhân đến "thưởng ngoạn" khung
cảnh người chồng bị chết cháy.

Ở trong đám cháy, người chồng đương nhiên tuyệt vọng và sợ hãi.

Đứng ngoài, người nhà cũng lo sợ và đau khổ cùng cực.

Các nhân viên cứu hỏa thì phẫn nộ và bất lực.

Vậy thì thủ đoạn gây án của hung thủ rành rành thể hiện rõ ý đồ

"cho nhà ngươi nếm mùi gậy ông đập lưng ông" là gì: vì hành vi hơi thất
đức của mình đã dẫn đến cái chết thê thảm của người khác, thế thì sự báo
ứng không hề thua kém sẽ rơi đúng vào mình!

Tính chất mà hiện trường phạm tội thể hiện ra cũng y hệt như vụ

án mạng ở trường trung học số 47 và vụ án mạng ở khu chung cư Phú
Dân.

Tổng hợp các suy nghĩ nói trên, Phương Mộc trịnh trọng đề xuất

với đơn vị phụ trách vụ án này rằng phải kết hợp cả ba vụ án để trinh sát
phá án, bởi các lý do:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.