Mặc dù rất nhiều người tò mò về cuộc nói chuyện này, nhưng dưới
sự kiên quyết của Phương Mộc, Sở vẫn bố trí cho Phương Mộc và
Hoàng Vĩnh Hiếu trò chuyện tự do, không bị làm phiền. Cả cuộc nói
chuyện kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ, Phương Mộc đã ghi chép lại hết nửa
cuốn sổ tay và thu âm hai băng đài. Đinh Thụ Thành đã từng nghe một
đoạn ghi âm, nội dung cuộc nói chuyện đề cập rất ít đến vụ án. Phương
Mộc dường như quan tâm nhiều hơn đến cuộc đời của Hoàng Vĩnh Hiếu
từ khi cậu có thể ghi nhớ đến năm cậu 21 tuổi.
Khi Hoàng Vĩnh Hiếu lên 5 tuổi, bố mẹ ly dị, mẹ dẫn theo chị gái
hơn cậu một tuổi đi lấy chồng ở vùng khác. Từ đó, Hoàng Vĩnh Hiếu
chung sống cùng bố. Từ nhỏ, cậu đã sống hướng nội, không thích trò
chuyện với người khác, nhưng cần cù chịu khó học tập, vẫn luôn được
mọi người khen ngợi, là người có khả năng nhất thi đỗ đại học trong cả
thôn. Năm lên 8, Hoàng Vĩnh Hiếu vô tình bắt gặp bố cậu thông dâm với
một phụ nữ đã có chồng trong thôn. Vì việc này mà cậu bị bố đánh một
trận thừa sống thiếu chết. Năm 14 tuổi, khi đó Hoàng Vĩnh Hiếu đang
học cấp 2, bị một nữ sinh cấp 3 đưa lên núi. Khi cô nữ sinh đó cầm tay
Hoàng Vĩnh Hiếu ấn thẳng vào ngực mình, cậu đã sợ chết khiếp, cuống
cuồng vừa lăn vừa bò lao xuống núi. Nhưng hai năm sau, khi Hoàng
Vĩnh Hiếu 16 tuổi, trong một lần lao động trên ruộng, cậu đột nhiên đè
ngửa cô bạn cùng lớp (cô bạn này có mối quan hệ khá tốt với Hoàng
Vĩnh Hiếu) xuống ruộng, rồi hôn hít sờ mó khắp cơ thể cô bạn. Cô gái
đó sợ hãi kêu khóc toáng lên, mọi người trong thôn kéo đến, mới giải
cứu được cô gái. Sau đó, bố cậu phải bồi thường cho nhà cô bạn đó một
con lừa, và các vị trưởng bối trong thôn đích thân đứng ra hòa giải, sự
việc này mới tạm lắng xuống. Nhưng từ đó, thành tích học tập của
Hoàng Vĩnh Hiếu sa sút nghiêm trọng. Sau hai lần thi trượt đại học,
Hoàng Vĩnh Hiếu liền theo chú ruột ra thành phố làm thuê. Trong vòng
hơn một năm, Hoàng Vĩnh Hiếu đã chuyển năm công trường, đã hứng
chịu biết bao sự khinh bỉ và hắt hủi của người dân thành thị. Do tính
cách hướng nội, cô độc và có phần kiêu ngạo, nên thời gian lưu lại ở mỗi
công trường đều không lâu. Lúc rảnh rỗi, Hoàng Vĩnh Hiếu thường đến
phòng chiếu phim bên đường để xem phim chưởng. Cũng chính ở đây,