mức vô cùng trầm trọng, nếu không, anh ta cũng không đến nỗi phải
dùng đến hành vi giết người uống máu để giảm bớt loại tâm trạng này.
Tình trạng hiện trường vụ án cũng có thể chứng minh được cho kết
luận này.
Nạn nhân đầu tiên bị giết khi cô vừa mới tan ca đêm. Khi cảnh sát
đến, chiếc chìa khóa vẫn còn cắm trên ổ khóa. Có khả năng hung thủ đi
theo cô vào trong khu nhà, sau đó, nhân lúc cô mở khóa liền ra tay, sau
khi đập mạnh nạn nhân vào cửa, bèn bóp cổ cô đến chết, tiếp đến là mổ
bụng nạn nhân, rồi uống thứ dung dịch hòa trộn giữa sữa và máu nạn
nhân.
Nạn nhân thứ hai là một phụ nữ đang học thạc sĩ, hôm xảy ra vụ
án, lẽ ra cô cần phải đến trường học. Hàng xóm lúc đi đổ rác phát hiện ra
cửa phòng để mở, cô bị giết chết trong phòng khách, hung khí là chiếc lọ
hoa được bày trên tủ giày.
Nạn nhân thứ ba là một phụ nữ thất nghiệp vừa mới trở về sau khi
bán đồ ăn sáng ở chợ. Cô bị giết chết trong nhà trệt của mình. Trước tiên,
hung thủ túm chặt tóc cô, đập mạnh vào lò bếp, sau đó cùng dây điện
thắt chặt cổ cô cho đến chết, cuối cùng, uống thứ hỗn hợp giữa máu của
cô và sữa đậu nành cô bán chưa hết.
Nạn nhân thứ tư là một cô giáo đã ly dị chồng. Hung thủ lấy một
sợi dây thừng mà nạn nhân dùng để buộc hành lý thắt cổ cô cho đến chết.
Khi đang định uống máu của nạn nhân, hắn ta chợt phát hiện ra đứa bé
gái đang đi ở hành lang. Thế là, đứa bé trở thành vật hy sinh.
Nếu như không có hành vi ký hiệu "uống máu", thì rất khó mà
tưởng tượng nổi, bốn vụ án này là cùng một hung thủ. Thân phận và tuổi
tác của nạn nhân khác biệt; địa điểm gây án lúc thì trong căn hộ, lúc thì ở
nhà trệt; cách giết người lúc thì dùng sợi dây thừng thít cổ, bóp cổ, lúc
thì lấy lọ hoa đập chết; còn dụng cụ mổ bụng thì đồng nhất: đều tìm thấy
vật sắc tại hiện trường vụ án, sau khi dùng xong, đều để luôn lại hiện
trường. Hơn nữa, hắn ta còn không hề cố ý tiêu hủy chứng cứ phạm tội: