việc dễ, ưa người cùng giống lại ghét kẻ khác giống, so với phép làm chính
trị thì có trái ngược nhau. Truyện viết: ‘Làm việc việc thiện thì như leo núi,
làm việc ác thì như núi lở’. Đấy là nói về cái khó của làm việc làm điều
thiện vậy. Nhà vua nối cơ nghiệp thời loạn, dựa vào hình thế của sông núi,
tỏ cái oai ‘bát bính’,
Chu lễ - Thái tể chức viết: Dùng ‘bát bính’ để ngăn ngừa bầy tôi của vua.
Một là ban tước để ngăn ngừa sự tôn quý của họ. Hai là ban lộc để ngăn
ngừa cái giàu có của họ. Ba là ban cấp để ngăn cái sủng ái của họ, bốn là
sắp đặt để ngăn ngừa việc làm của họ. Năm là ban cho sống để ngăn ngừa
cái phúc của họ. Sáu bỏ thu tiền của để ngăn ngừa lòng tham của họ. Bảy là
bãi chức để ngăn ngừa lỗi sai của họ. Tám là phạt tội để ngăn ngừa tội lỗi
của họ.
không chịu bị người khác lấn lướt; nhưng trung thần nên dâng bày mưu
kế cứu nạn, nói lời hay khó lọt tai nghe, những lời ấy dẫu không hợp ý vua
vậy, nhưng cũng chẳng nên sao! Nếu có lỗi sai, nói lời giả dối, tỏ lòng
trung nhỏ nhen để được ân sủng, nguyên nhân là kẻ hiền ngu lẫn lộn, người
già trẻ trật lối, do đó gây ra rối loạn. Cho nên vua sáng phải biết được việc
ấy, cầu người hiền như đói ăn khát nước, nghe lời can ngăn mà không chán
mệt, nén bỏ ham muốn riêng để nêu rõ lẽ phải. Nếu vua trên chẳng nghe
theo lời xấu thì kẻ tiểu nhân không mong được tin dùng vậy. Nên ban ân
rộng rãi, bao bọc tha thứ, để tỏ lòng nhân lo lớn”. Bấy giờ chết vào lúc sáu
mươi tuổi. Quyền xem thư mà chảy nước mắt.
Hoành viết thơ, phú, minh, lụy
có mấy chục quyển.
Ngô thư viết: Hoành thấy cái gối làm bằng cái u của cây gỗ nam,
thích hoa văn trên ấy, bèn làm bài phú. Có người ở miền bắc là Trần Lâm
thấy bài ấy, đem cho mọi người xem, nói: “Đấy là bài phú mà người cùng
quê của ta là Trương Tử Cương viết ra vậy”. Sau đó Hoành thấy Trần Lâm
viết bài Vũ khố phú, Ứng cơ luận, gửi thư cho Lâm rất khen ngợi các bài
ấy. Lâm đáp rằng: “Kẻ ngu này ở tại miền bắc sông Hoàng Hà, cách trở với
thiên hạ, ở đây đại khái ít ưa với người giỏi văn chương, nhưng dễ xưng