Bấy giờ là niên hiệu Xích Ô, năm thứ năm (242 Tây lịch), Tôn Quyền
lập Thái tử là Tôn Hoà và Lỗ vương là Tôn Bá.
Bấy giờ Tôn Quyền ưu ái Lỗ vương Tôn Bá, nên đối xử với Bá cũng
như Thái tử, Thị Nghi dù lúc ấy đang giúp Lỗ Vương, nhưng thấy đó là việc
không thoả đáng, nên dâng sớ nhắc Quyền là nên đưa Tôn Bá đi xa để làm
phên dậu cho quốc gia, và nói rõ là ngôi vị phải có hơn kém, có trên dưới,
lại tận trung với Lỗ vương, đưa lời can gián. Thị Nghi thực là trung thần.
Áo quan gỗ thường, không điêu khắc chạm trổ, tô vẽ hoa văn, như
người bình thường.
Thuật số: thuật bói toán dựa vào lí số, can-chi.
Phong khí: thuật bói toán nhìn hướng gió thổi.
Cử hữu đạo: cách tuyển chọn người tài ra làm quan thời xưa; hữu
đạo là người có đạo đức theo khuôn phép của triều đình.
Thái sử lệnh: còn gọi là Thái sử, chức quan trông coi việc xem thiên
văn, tính toán lịch pháp và chép sử của triều đình.
‘Bát tuấn’: chỉ tám người tài cuối thời Đông Hán là Lí Ưng, Tuân
Dục, Đỗ Mật, Vương Sướng, Lưu Hựu, Ngụy Lãng, Triệu Điển, Chu Ngụ.
Thái phi: Chỉ Ngô phu nhân, vợ của Tôn Kiên và là mẹ của Tôn
Sách, Tôn Quyền.
Thuật cửu cung nhất toán: tên phép tính thời xưa, lập thành chín ô
(cung) như ruộng hình chữ tỉnh, số 5 ở giữa, cặp số 6,8 ở hai ô dưới, cặp
số 2,4 ở hai ô trên, tương tự sắp xếp theo quy luật là cặp số còn lại 3,7 và
1,9. Ở đây liên quan đến bói toán, chắc còn kết hợp với bát quái, can-chi
ứng với từng số.
Vệ úy Tuấn: chỉ Vệ úy Nghiêm Tuấn, tự Man Tài, người quận Bành
Thành, xem ở Ngô thư - Nghiêm Tuấn truyện.
‘Bát tuyệt’: chỉ tám người tài hơn người của nước Ngô, như Ngô lục
chép ở trên.