TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 125

áo quần vậy. Nhưng thánh nhân giáo hóa thiên hạ, sao lại khác lạ với thời
ấy”? Tuấn đáp nói: “Vào thời Tam hoàng, người ít mà cầm thú nhiều, cho
nên chỉ lấy lông da của cầm thú thì thiên hạ cũng đủ dùng. Đến thời Hoàng
Đế, người đông mà cầm thú thưa, cho nên làm ra quần áo để hợp với thời
buổi thay đổi vậy”. Đế lại hỏi: “Càn là trời, mà lại chọn các vật bằng kim
loại, ngọc, ngựa già, vật nhỏ cùng một nhóm là sao”? Tuấn đáp nói: “Thánh
nhân chọn lấy hình tượng, hoặc gần hoặc xa, gần thì chọn ở các vật, xa thì
chọn ở trời đất”.

Giảng kinh Dịch xong, lại sai giảng kinh Thượng thư. Đế hỏi rằng:

“Trịnh Huyền nói: ‘Theo phép cũ là theo đạo trời, ý nói phép tắc của vua
Nghiêu giống với đạo trời vậy’. Vương Túc nói: ‘Vua Nghiêu xét kĩ phép
cũ mà làm theo’. Hai người giải không giống nhau, người nào là đúng”?
Bác sĩ Dữu Tuấn đáp nói: “Bậc nhà Nho ngày trước giải theo ý mình, đều
có khác nhau, thần không đủ tài để phân định. Nhưng theo sách Hồng phạm
chép: ‘Ba người tranh luận thì theo lời của hai người cùng ý’. Giả, Mã cùng
Túc đều cho rằng: ‘Xét kĩ phép cũ’. Do đó theo sách Hồng phạm thì lời của
Túc là hơn”. Đế nói: “Trọng Ni nói: ‘Riêng đạo trời là lớn, chỉ Nghiêu noi
theo’. Nghiêu là bậc đại hiền noi theo đạo trời, xét kĩ phép cũ, mình chẳng
phải thế vậy. Nay đọc sách giải nghĩa để làm rõ đức thánh, lại bỏ ý lớn mà
khen ý nhỏ, đấy há phải là ý của người soạn sách sao”? Tuấn đáp nói:
“Thần học theo lời thầy, chưa hiểu ý lớn, đến như chọn lựa, xin theo ý của
thánh nhân”. Sau đó giảng đến việc tứ nhạc tiến cử Cổn, Đế lại hỏi rằng:
“Bậc đại trượng phu thì đức hợp với trời đất, ý sáng sánh cùng nhật nguyệt,
suy nghĩ không gì là không trọn vẹn, ý sáng không nơi nào không rõ. Vậy
mà nay Vương Túc nói: ‘Ý của Nghiêu không hiểu rõ được Cổn, cho nên
chỉ dùng thử’. Như thế thánh nhân chưa sáng suốt hết thảy sao”? Tuấn đáp
rằng: “Dẫu thánh nhân hiểu rộng nhưng vẫn có chỗ chưa thấu cả, cho nên
Vũ nói: ‘Biết người là sáng suốt, riêng biết vua thì khó’. Nhưng cuối cùng
vẫn đổi dùng bậc thánh hiền, tỏ rõ công tích, cũng trở thành thánh nhân
vậy”. Đế nói: “Người biết được trước sau, đấy là thánh nhân. Nếu không
biết trước, sao đáng gọi là thánh nhân? Vũ nói: ‘Riêng biết vua thì khó’,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.