TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 124

công thì Cao Tổ hơn, nói về Thiếu Khang thì dễ mà bình về Cao Tổ lại
khó”.

Mùa hạ tháng tư ngày canh tuất, ban áo mũ cổn miện, sau đó là giày đỏ

cho Đại tướng quân Tư Mã Văn Vương.

Ngày bính thìn, Đế đến nhà Thái học, hỏi các nhà Nho rằng: “Thánh

nhân nghĩ điềm của thần minh, ngưỡng nhìn xem xét, bắt đầu lập ra tám
quẻ, sau lại chồng lên lập thành sáu mươi tư quẻ, lập từng hào để đoán số,
như ý nghĩa của nó, không gì không đầy đủ. Vậy mà nhà Hạ có kinh Liên
sơn, nhà Ân có kinh Quy tàng, nhà Chu có kinh Chu dịch, các sách dịch kia
có nguyên cớ làm sao”? Bác sĩ Thuần Vu Tuấn nghiên cứu về kinh dịch đáp
rằng: “Bào Hi noi theo bản đồ của Toại Hoàng mà lập ra tám quẻ, Thần
Nông suy thành sáu mươi tư quẻ, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn đều hiểu cái
biến dịch của nó, Tam đại tùy thời mà bàn rõ lời bói các quẻ. Cho nên dịch
là biến chuyển vậy, đặt tên là Liên sơn như khí sinh ở trong núi, nối liền
trời đất vậy; Quy tàng là vạn vật chẳng gì không náu ở trong dịch vậy”. Đế
lại nói: “Nếu đúng Bào Hi noi theo Toại Hoàng mà tạo ta kinh Dịch, cớ sao
Khổng Tử không nói là Toại Nhân thị diệt thì Bào Hi thị lên thay”? Tuấn
không đáp được. Đế lại hỏi rằng: “Khổng Tử chép lời thoán, tượng; Trịnh
Huyền chép lời chú, dẫu thánh hiền chẳng giống nhưng lời mà họ giải thích
kinh nghĩa cùng là một vậy. Nay lời thoán, tượng không liên quan với lời
văn của kinh mà lời chú lại liên quan, sao vậy”? Tuấn đáp nói: “Trịnh
Huyền hợp lời thoán, tượng và lời văn của kinh, muốn khiến cho người học
dễ tìm xét thôi vậy”. Đế nói: “Nếu Trịnh Huyền hợp lại, đối với người học
thì tiện lợi, vậy thì Khổng Tử sao không hợp lại cho người học được dễ
hơn”? Tuấn đáp nói: “Khổng Tử sợ lời văn của mình lẫn lộn với lời của
Văn Vương, cho nên không hợp lại, thánh nhân không hợp lại là vì khiêm
nhường vậy”. Đế nói: “Nếu thánh nhân không hợp lại là vì khiêm nhường,
vậy thì chỉ riêng Trịnh Huyền không khiêm nhường sao”? Tuấn đáp nói:
“Nghĩa của lời kinh sâu rộng, ý của thánh nhân xa kín, thần không thể hiểu
rõ hết được”. Đế lại hỏi rằng: “Hệ từ chép: ‘Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn bỏ
áo quần mà thiên hạ yên ổn’. Đấy là vào thời Bào Hi, Thần Nông không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.