TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 123

dẫu đều vâng mệnh trời, dùng người thánh hiền, vâng theo chức phận.
Thiếu Khang, Ân Tông là những vị vua giỏi trung hưng, Hạ Khải, Chu
Thành dựng thời văn thịnh, luận về đức hạnh, so với Hán Cao Tổ thì ta
thấy cái hay mà chưa nghe được việc tốt; vì gặp thời khác nhau nên công
danh cũng khác nhau mà thôi. Thiếu Khang sinh vào thời sau khi diệt vong,
bị giáng làm nô lệ của chư hầu, tránh nạn nơi núi cao, chỉ mong thoát
thân, vậy mà có thể ban đức mà tỏ mưu, rút cuộc diệt được nước Quá,
nước Qua, dựng lại được cơ nghiệp của vua Vũ, tế nhà Hạ cùng trời xanh,
không làm mất vật cũ, nếu không phải nhân đức lớn lắm thì há lập được
công ấy? Hán Cao Tổ nhân thế cả nước vỡ lở, nắm lấy cơ hội một thời, trổ
bày trí lực để lập thành công nghiệp, như việc động tĩnh lại phần nhiều làm
trái phép của thánh nhân; làm con thì mấy lần làm nguy hại cha mẹ, làm
vua thì bắt trói tướng giỏi, làm cha thì không bảo vệ được con; sau khi
thân chết thì xã tắc nghiêng ngả, nếu gặp thời khác vào thời của Thiếu
Khang mà xét thì chưa hẳn đã dựng lại được cơ nghiệp của vua Vũ vậy. Do
đó mà nói, đáng lấy vua Thiếu Khang của nhà Hạ đứng đầu mà Hán Cao
Tổ đứng sau vậy”. Ngày đinh tị hôm sau, giảng giải đã xong, bọn Nghĩ,
Lượng tấu bàn rằng: “Tam đại dựng nước, chia đất mà trị, cho nên vào lúc
suy kém không có thế cả nước vỡ lở, do đó ban đức mà vỗ về, khó dùng sức
mà ép buộc được. Kịp đến thời Chiến quốc, lớn bé xâm chiếm lẫn nhau, bỏ
đức hạnh mà dùng trí lực, cho nên nhà Tần kém đức mà dùng sức tranh
giành. Thiếu Khang vua giỏi ban nhân đức vậy. Hán Cao Tổ là bậc tài
dùng trí lực vậy. Nhân và trí khác nhau, hai vua khác nhau. Thi, Thư kể về
vua Trung Tông, Cao Tông của nhà Ân, xếp vào bậc đại nhã, công đức của
Thiếu Khang hay đẹp hơn cả hai vị kia, là bậc đại nhã đã rõ ràng vậy.
Thiếu Khang là hơn, đúng như ý vua”. Bọn Tán, Dục, Tùng tấu bàn rằng:
“Thiếu Khang dẫu tích đức chứa nhân nhưng trên nối cái ân trạch truyền
lại của vua Vũ, trong có sức đỡ của Ngu, Nhưng, ngoài có sức giúp của Mi,
Nghệ. Lại nữa Hàn Trác siểm nịnh, không tích đức với dân; Kiêu, Ế chẳng
hiền, bị trong ngoài ruồng bỏ, do đó mà có nước, cũng có nguyên nhân ấy.
Đến như Hán Cao Tổ, nổi lên từ phận áo vải, thống lĩnh quân dân ô hợp
mà lập nên nghiệp Đế vương. Luận về đức thì Thiếu Khang hơn, bàn về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.