TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 126

nhưng cuối cùng vẫn đổi dùng bậc thánh hiền, có thể nói là biết người, cái
mà thánh nhân khó biết, không phải là không nói hết. Trong kinh chép:
‘Biết người là sáng, có thể trao chức’. Nếu vua Nghiêu ngờ Cổn, mà dùng
thử chín năm, làm quan sai sót, sao đáng gọi là sáng suốt”? Tuấn đáp nói:
“Thần đọc xem kinh truyện, thấy rằng thánh nhân dẫu làm việc cũng không
thể không sai sót, cho nên vua Nghiêu sai sót mới có loạn ‘tứ hung’, Chu
Công sai sót mới có loạn ‘nhị thúc’, Trọng Ni sai sót mới có việc của Tể
Dư”. Đế nói: “Nghiêu thử dùng Cổn, chín năm chẳng xong, nước sông tràn
ngập, dân chúng chìm đắm. Đến như Trọng Ni sai sót mới có việc của Tể
Dư, trong đức ngôn hạnh, nặng nhẹ không giống vậy. Còn như Chu Công
có loạn của Quản, Thái, kinh Thượng thư cũng chép, đều là việc mà Bác sĩ
thông hiểu vậy”. Tuấn đáp nói: “Đấy đều là điều mà bậc thánh hiền thời
trước nghi ngờ, thần học ít không xét kĩ được”. Rồi giảng đến việc “có
người góa vợ ở trong dân tên là Ngu Thuấn”, Đế hỏi rằng: “Vào thời vua
Nghiêu, nước ngập gây hại, ‘tứ hung’ ở triều đình, đấy là lúc nên nhanh
chọn bậc hiền thánh để giúp dân vậy. Thuấn vào lúc đã lên ngôi vua, đức
thánh chói sáng, nhưng lâu ngày trước kia không được chọn dùng, sao
vậy”? Tuấn đáp rằng: “Nghiêu than thở tìm người hiền, muốn nhường ngôi
của mình, tứ nhạc nói: ‘Nếu dùng người đức kém thì chỉ làm nhục ngôi vị’.
Do đó Nghiêu sai tứ nhạc chọn tìm người quê mùa, sau đó tiến cử Thuấn.
Nguồn gốc của việc tiến cử Thuấn thực là do từ Nghiêu, đấy là thánh nhân
muốn dân chúng dốc hết lòng vậy”. Đế nói: “Nghiêu đã nghe nói về Thuấn
mà không dùng ngay, lại nữa bấy giờ trung thần cũng chẳng tiến cử, bèn sai
người đi tìm kiếm trong thôn ấp rồi mới tiến cử, đấy gọi là chẳng nhanh
chóng dùng người hiền để giúp dân vậy”. Tuấn đáp rằng: “Thần kém cỏi
không thể hiểu kịp được”.

Do đó lại sai giảng sách Lễ kí, Đế hỏi rằng: “Trong sách nói: ‘Vua trên

lập đức, coi việc đền đáp là thứ yếu’. Trị nước sao lại có giáo hóa đều khác,
sao lại đều sửa chính trị mà lo lập đức, làm mà chẳng cần báo đáp sao”?
Bác sĩ Mã Chiếu đáp nói: “Vua trên lập đức là nói về thời Tam hoàng, Ngũ
đế dùng đức mà dạy dân, đền báo là thứ yếu, đấy là nói về thời Tam vương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.