buổi sáng sao còn trên trời, đi xa đến sở phủ của châu, trung tiết đáng khen.
Nay bái Giản làm Trung nghĩa Đô úy để tỏ rõ đức hạnh”.
Ngày giáp tí, lấy Chinh đông Đại tướng quân Gia Cát Đản làm Tư
không.
Tháng năm ngày tân mùi, Đế đến miếu Tích Ung, mở hội sai bầy tôi làm
thơ phú. Bọn Thị trung Hòa Du, Thượng thư Trần Khiên làm thơ thô xấu,
quan chủ việc tấu xin bãi chức, hạ chiếu nói: “Ta dẫu kém tối, vẫn ưa văn
chương, nghe rộng thơ phú để biết được mất, nhưng lại còn rườm tà, lời lẽ
thô kém. Nay tha cho bọn Du. Quan coi việc phải ra lệnh từ nay về sau, bầy
tôi đều phải học theo phép cũ, xét rõ kinh truyện, nên theo ý trẫm”.
Ngày ất hợi, Gia Cát Đản không chịu vâng mệnh, phát binh phản, giết
Dương Châu Thứ sử Nhạc Sâm. Ngày bính tí, hạ lệnh tha tội cho quân dân
quan tướng miền Hoài Nam bị Đản lừa dụ. Ngày đinh sửu, hạ chiếu nói:
“Gia Cát Đản tạo việc hung loạn, khiến cho miền Dương Châu vỡ lật. Ngày
xưa Kình Bố phản bội thì Hán Cao Tổ tự đi đánh, Ngôi Hiêu trái mệnh thì
Hán Quang Vũ đến đánh miền tây, cho đến lúc Liệt Tổ Minh Hoàng đế tự
thân đánh Ngô, Thục, đều là vì nêu cao thế lớn, tỏ rõ oai vũ vậy. Nay nên
đem Hoàng thái hậu cùng trẫm tạm đi đánh giặc, nhanh phá giặc ác để dẹp
yên miền đông”. Ngày kỉ mão, hạ chiếu nói: “Gia Cát Đản liên kết phản
nghịch, ép bức người trung nghĩa, Bình khấu Tướng quân Lâm Vị Hầu là
Bàng Hội, Kị đốc Thiên tướng quân Lộ Phiên cùng các tướng tả hữu phá
cửa ra ngoài, trung tráng dũng liệt, nên đáng khen ngợi. Nay phong Hội
tước Hương hầu, phong Phiên tước Đình hầu”.
Tháng sáu ngày ất tị, hạ chiếu nói: “Sứ trì tiết, Đô đốc các quân miền Hạ
Khẩu, Trấn quân Tướng quân Sa Tiện Hầu là Tôn Nhất của nước Ngô là họ
hàng của giặc, làm đến bậc Thượng tướng nhưng sợ oai trời biết phận
mình, xét kĩ họa phúc, sửa lỗi đem binh đi xa theo về nước lớn, dẫu Vi Tử
bỏ nhà Ân, Nhạc Nghị trốn nước Yên cũng không hơn được. Nay lấy Nhất
làm Thị trung, Xa kị Tướng quân, Giả tiết, Giao Châu Mục, Ngô Hầu, Khai
phủ tịch chiêu Nghi đồng tam ti, theo lễ ‘bát mệnh’ đối với Hầu bá thời xưa
mà ban cho mũ áo cổn miện, giày đỏ để tỏ rõ ý nồng hậu”.