TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 219

dưới tướng quân vậy. Mong tướng quân chớ nghi. Thái Tổ đem quân đến
Tương Dương, Tông đem châu hàng, Bị chạy đến Hạ Khẩu.

Phó Tử chép: Tốn tự Công Đễ, học nhiều hiểu rộng, có tài nhìn người.

Phủ Tam công gọi, bái làm Thượng thư lang, sau đó làm khách ở Kinh
châu, có công khuyên dụ Lưu Tông, ban tước Quan nội hầu. Vào thời Văn
Đế, bái làm Thị trung, giữa năm Thái Hòa thì chết. Tốn ở tại Kinh châu,
xem rằng Bàng Thống là anh hùng một nửa, bàn là Bùi Tiềm sẽ nêu rõ đức
lành; rút cuộc Thống theo Lưu Bị, được sủng đãi sau Gia Cát Lượng; Tiềm
làm đến Thượng thư lệnh, đều có tiếng tăm. Đến thời nhà Ngụy, có Ngụy
Phúng nổi tiếng tài trí, Tốn bảo là hắn tất phản, rút cuộc như lời Tốn. Con
em của Tốn là Hỗ, có truyện chép riêng. Hán Tấn xuân thu chép: Vương
Uy khuyên Lưu Tông rằng: “Tào Tháo có tướng quân đã hàng, Lưu Bị đã
chạy, tất trễ nải không phòng bị, khinh thường mà tiến lên; nếu cấp mấy
nghìn quân khỏe cho Uy, chặn đánh ở chỗ hiểm thì bắt được Tháo vậy. Bắt
được Tháo thì oai lừng thiên hạ, ngồi mà vồ chộp. Trung Nguyên dẫu rộng
nhưng lướt dài mà định, không chỉ lập được một công thắng trận và giữ gìn
được hôm nay mà thôi. Đây là cơ hội khó gặp, không nên để lỡ”. Tông
không nghe. Sưu thần kí chép: Đầu năm Kiến An, trẻ con ở Kinh châu hát
rằng: “Trong năm thứ tám-thứ chín thì bắt đầu suy, đến năm thứ mười ba
thì chẳng còn chi”!. Ý nói là từ năm Trung Bình về sau thì riêng Kinh châu
được trọn vẹn, đến thời Lưu Biểu làm châu mục, dân được yên vui, đến
năm Kiến An thứ tám-thứ chín thì bắt đầu suy. Bắt đầu suy là chỉ buổi vợ
của Lưu Biểu chết, các tướng đều loạn vỡ vậy. Năm thứ mười ba thì chẳng
còn chi là nói Biểu chết, nhân đó thua vỡ vậy. Bấy giờ ở huyện Hoa Dung
có một người con gái chợt kêu gào nói: “Kinh châu sắp có tang lớn”. Lời
nói mê lầm, quan huyện cho là nói bậy, bắt vào ngục hơn một tháng, ở
trong ngục lại chợt khóc nói: “Hôm nay Lưu châu mục chết”. Huyện Hoa
Dung cách sở châu mấy trăm dặm, liền sai người ngựa đi xem sao, thì đúng
Biểu chết, quan huyện bèn thả ra. Rồi lại hát ngâm rằng: “Không ngờ Lí
Lập là người tôn quý”. Sau đó không lâu, Thái Tổ bình Kinh châu, lấy
người quận Trác là Lí Lập, tự Kiến Hiền làm Kinh châu Thứ sử.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.