TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 221

nạn đến miền nam, Lưu Biểu cho làm Biệt giá, chuyển làm Tòng sự trung
lang. Biểu ra ngoài thành cúng tế trời đất, Tung can ngăn mà không nghe,
bèn có ý làm trái. Đi sứ đến đất Hứa, việc chép tại lời chú ở trước. Vào lúc
Kinh châu bình, Tung bệnh tật, đến tại sở quan nhận ấn thao Đại hồng lư.

Hi làm Thị trung; Hi là người quận Chương Lăng.
Tiên làm Thượng thư lệnh; những người còn lại đều làm đến quan to.
Linh Lăng tiên hiền truyện chép: Tiên tự Thủy Tông, học rộng nhớ lâu,

ưa học đạo Hoàng Lão, thuộc làu sách vở của nhà Hán. Làm Biệt giá của
Lưu Biểu, đem thư đến đất Hứa, gặp Thái Tổ. Bấy giờ tân khách đều hội,
Thái Tổ hỏi Tiên rằng: “Lưu châu mục sao lại cúng tế lở ngoài thành”?
Tiên đáp nói: “Lưu châu mục lấy tiếng là bụng ngực của nhà Hán, nắm vị
mục bá mà gặp buổi phép vua chưa yên, bọn xấu chặn đường, muốn chầu
dâng lụa ngọc mà không đến được, gửi biểu sớ mà chẳng tới được nhà vua,
cho nên cúng tế trời đất, nêu rõ lòng thành”. Thái Tổ nói: “Bọn xấu là ai”?
Tiên nói: “Dõi mắt đều thấy”. Thái Tổ nói: “Nay ta có kẻ sĩ hùm gấu, mười
vạn bộ kị, vâng lệnh đánh dẹp, ai dám không phục”? Tiên nói: “Nhà Hán
suy kém, dân chúng tiều tụy, đã không có kẻ sĩ trung nghĩa giúp đỡ thiên tử
vỗ yên bốn cõi khiến cho vạn nước phục đức mà lại đem quân giết chóc,
nói là chẳng ai bằng mình, đấy chỉ là bọn Xi Vưu-Trí Bá xuất hiện ngày
nay vậy”. Thái Tổ im ỉm, bái Tiên làm Vũ Lăng Thái thú. Vào lúc Kinh
châu bình, Tiên mới vào làm Thượng thư của nhà Hán, sau lại làm Thượng
thư lệnh của nước Ngụy. Con rể người cùng quận của Tiên là Chu Bất
Nghi, tự Nguyên Trực, người huyện Linh Lăng. Tiên hiền truyện chép:
Thủa bé Bất Nghi có tài lạ, thông minh nhanh nhẹn, Thái Tổ muốn gả con
gái cho, Bất Nghi không dám nhận. Thái Tổ sủng ái con là Thương Thư,
sớm có tài trí, bảo là sánh được với Bất Nghi. Kịp lúc Thương Thư chết, ý
Thái Tổ kị Bất Nghi, muốn giết đi. Văn Đế can ngăn cho là không nên.
Thái Tổ nói: “Người này không phải là người mà mi ngăn chặn được”. Bèn
sai thích khách đi giết. Văn chương chí của Chí Ngu chép: Bất Nghi chết
vào lúc mười bảy tuổi, soạn bốn bài văn luận. Thế ngữ chép: Sau khi Biểu
chết hơn tám mươi năm, đến giữa năm Thái Khang thời nhà Tấn, người ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.