đánh, thua trận, bị tên bắn trúng, con trưởng là Ngang, cháu con của em trai
Công là An Dân bị hại.
Nguỵ thư chép: Công cưỡi con ngựa có tên là Tuyệt Ảnh
, tên bắn
trúng vẫn không dừng, bị thương ở ở má và chân, Công bị bắn vào cánh
tay.
Sách Thế ngữ chép: Ngang không cưỡi ngựa, dâng ngựa của mình cho
Công, cho nên Công thoát, mà Ngang bị hại.
Công dẫn binh về Vũ Âm, Tú dẫn quân kỵ lại đánh úp, Công tập kích
đánh tan. Tú chạy đến đất Nhưỡng, cùng với Lưu Biểu hợp quân. Công bảo
chư tướng rằng: “Ta cho bọn Trương Tú hàng, đã bỏ qua không giữ chúng
làm con tin, mới để đến nỗi như thế. Ta đã hiểu được vì sao thất bại. Các
khanh hãy lấy đó làm gương, từ nay về sau không để thất bại nào như thế
nữa.” Rồi kéo quân về Hứa huyện.
Sách Thế ngữ chép: Theo phép cũ, khi Tam công nắm binh quyền vào
triều kiến, đều phải bỏ kích bắt chéo tay ở đằng trước. Lúc trước, khi Công
đánh Trương Tú, vào hầu Thiên tử, bấy giờ mới khôi phục phép ấy. Từ đó
Công không vào triều kiến nữa.
Viên Thuật muốn xưng đế ở Hoài Nam, sai người đến bảo với Lã Bố. Bố
bắt giữ sứ giả, gửi thư về triều. Thuật nổi giận, đánh Bố, bị Bố đánh tan.
Mùa thu tháng chín, Thuật xâm phạm đất Trần, Công đông chinh đánh
Thuật. Thuật nghe tin Công đích thân đến, bỏ trại chạy, để các tướng của
mình là Kiều Nhuy, Lý Phong, Lương Cương, Nhạc Tựu ở lại; Công đến,
đánh tan bọn Nhuy, chém được cả. Thuật vượt sông Hoài. Công quay về
Hứa huyện.
Công từ Vũ Âm trở về, các huyện Nam Dương-Chương Lăng lại làm
phản vì Tú, Công sai Tào Hồng đến đánh, bất lợi, phải lui về đất Diệp, đã
mấy lần Tú-Biểu xâm phạm chỗ ấy. Mùa đông tháng mười một, Công thân
nam chinh, đến Uyển thành.
Nguỵ thư chép: Đến Dục Thuỷ, cúng tế vong hồn tướng sỹ
, sụt sùi
chảy nước mắt, sĩ chúng đều thương cảm.