khích lối viết chữ giản, lấy công chuộc tội. Công thường treo chữ viết của
Hộc trong doanh trướng, hoặc ghim trên tường vách để thưởng ngoạn,
Công cho rằng phép viết chữ của Hộc còn cao hơn Nghi Quan. Hộc tự
Mạnh Hoàng, người An Định. Những đề tự ở cung điện nhà Nguỵ, đều do
Hộc viết ra cả.
Dật sĩ truyện của Hoàng Phủ Mật chép: Người ở Nhữ Nam là Vương
Tuấn, tự là Tử Văn, thời trẻ được Phạm Bàng và Hứa Chương
rất thân với người ở Nam Dương là Sầm Thuật. Công cho là kẻ áo vải, đặc
biệt yêu mến Tuấn, Tuấn cũng xưng tụng Công có đủ tài để trị đời. Cho đến
khi Viên Thiệu cùng với em là Thuật để tang mẫu thân, đem về an táng ở
Nhữ Nam, Tuấn cùng với Công đến dự, hội họp ở đó có ba nghìn người.
Công ở bên ngoài ngầm nói nhỏ với Tuấn rằng: “Thiên hạ sắp loạn, kẻ đầu
sỏ gây loạn hẳn là hai kẻ này. Muốn cứu giúp thiên hạ, vì trăm họ mà thỉnh
mệnh, chẳng tru diệt hai kẻ này trước đi, cái loạn ngày nay sẽ phát tác
vậy.” Tuấn nói: “Như lời ngươi nói, để cứu vớt thiên hạ, là ngươi chứ còn
ai nữa?” Hai người cùng cười. Tuấn là người có vẻ ngoài điềm tĩnh mà
trong bụng sáng suốt, chẳng theo mệnh ra làm quan phủ ở châu quận.
Công xa cho vời, không chịu đến, lánh đời ở đất Vũ Lăng, hơn một trăm
nhà đi theo Tuấn. Đế dời đô về Hứa huyện, lại cho với Tuấn làm Thượng
thư, vẫn không chịu đến. Lưu Biểu thấy Thiệu mạnh, ngầm cùng với Thiệu
thông đồng, Tuấn bảo Biểu rằng: “Tào công, là kẻ anh hùng trong thiên hạ
vậy, tất sẽ gây dựng được bá nghiệp, theo được công nghiệp của Hoàn-
Văn
. Nay ông bỏ chỗ gần tìm chỗ xa, ví như một sớm có việc nguy cấp,
mong kẻ ở nơi mạc bắc xa xôi đến cứu, chẳng cũng khó lắm sao!” Biểu
không nghe. Năm Tuấn sáu mươi tư tuổi, được chết lành ở Vũ Lăng, Công
nghe tin thương cảm lắm. Lúc bình định Kinh Châu, Công thân tới bờ sông
viếng tang, đem cải táng ở Giang Lăng, dâng biểu xin cho là bậc tiên hiền.
Ích châu mục Lưu Chương ban đầu vâng mệnh trưng tập lính thú, phái
binh cung cấp quân lương. Tháng mười hai, Tôn Quyền giúp Bị vây đánh
Hợp Phì. Công từ Giang Lăng đi đánh Bị, đến Ba Khâu, phái Trương Hí
đến cứu Hợp Phì. Quyền nghe tin Hí đến, bèn bỏ chạy.