TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 540

chư hầu lại tự ý làm riêng, cho nên sửa nắn vậy. Đấy chẳng phải là khiến
cho các ngươi mãi làm tim bụng của ta sao”!

Thái Tổ đã suy nghĩ đến sự biến trước sau, thấy Dương Tu có vẻ tài lược,

lại là cháu ngoại của họ Viên, do đó kể tội mà giết Tu. Trong lòng Thực
càng không tự yên.

Điển lược chép: Dương Tu tự Đức Tổ, là con của Thái úy Bưu

(13)

vậy.

Tính khiêm nhường mà tài rộng. Giữa năm Kiến An, cử Hiếu liêm, bái làm
Lang trung, Thừa tướng

(14)

cử làm Thương tào thuộc Chủ bạ. Bấy giờ,

nhiều việc quân trong nước, Tu biết cả trong ngoài, làm đều vừa ý, từ Thái
tử của nhà Ngụy trở xuống đều tranh nhau giao du. Lại bấy giờ Lâm Truy
Hầu là Thực vì tài lớn mà được sủng ái, cũng có ý dựa vào Tu, nhiều lần
gửi thư cho Tu, thư rằng: “Nhiều ngày không gặp, nhớ ngài mà khổ sở; chỉ
muốn cùng gặp vậy. Kẻ hèn này thủa trẻ đã ưa thơ phú, trải đến đến nay đã
hai mươi lăm năm rồi, nhưng người viết thơ phú đời nay gọi là có ít ỏi vậy.
Ngày xưa Trọng Tuyên bước riêng ở miền nam sông Hán, Khổng Chương
dương cánh ở miền bắc sông Hà, Vĩ Trưởng nổi danh ở miền Thanh Châu,
Công Cán lẫy lừng ở miền bờ biển, Đức Liên phát tích ở đất Đại Ngụy, túc
hạ ngạo nghễ ở miền kinh sư

(15)

. Vào thời bấy giờ, người người cho là nắm

ngọc châu của rắn thần

(16)

, nhà nhà cho là ôm ngọc đẹp ở núi Kinh

(17)

vậy.

Do đó bậc Vương ta bày lưới trời để bắt lấy, trùm tám sợi để chụp thu, đến
nay đã thu cả về nước ta rồi. Như mấy người kia, vẫn chưa thể bay cao hút
gót, một bước nghìn dặm vậy. Như cái tài của Khổng Chương, chẳng giỏi
thơ phú, vậy mà nhiều lần tự cho là giống phong cách của Tư Mã Trường
Khanh

(18)

ví như vẽ hổ không thành lại vẽ thành chó vậy. Lúc trước ta gửi

thư giễu cợt hắn, nhưng hắn gửi thư đáp lại cho rằng kẻ hèn này khen ngợi
lời văn của hắn. Như việc Chung Kì không nghe lầm tiếng đàn

(19)

, đến nay

vẫn được khen. Ta cũng không dám khen ngợi bừa bãi, vì sợ người đời sau
chê cười ta vậy. Nếu người đời bàn tán thì không thể không nghĩ. Kẻ hèn
này thường ưa người khác bàn xét lời văn của mình; có kẻ cho là không
hay thì liền sửa đổi. Ngày xưa Đinh Kính Lễ từng làm bài văn nhỏ, muốn
kẻ hèn này sửa chữa, kẻ hèn này tự thấy tài năng không hơn được người ta,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.