TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 541

cho nên từ chối không sửa. Kính Lễ nói: ‘Ngài có chỗ nghi ngờ chăng! Ý
hay đẹp của bài văn, ta tự biết được, người đời sau có ai biết được lời văn
của ta sao’? Ta thường khen lời nói đúng ấy, lại cho là lời bàn hay đẹp.
Ngày xưa lời văn của Ni Phủ

(20)

được người đời sửa chữa; đến như kinh

Xuân thu thì bọn Du, Hạ

(21)

không sửa một chữ. Xem thế mà nói là không

có lỗi lầm, đấy là điều mà ta chưa thấy qua vậy. Có vẻ đẹp của Nam Uy

(22)

,

mới biết bàn luận về người đẹp; có cái sắc của kiếm Long uyên

(23)

mới bàn

được về chặt chém. Cái tài của Lưu Quý Tự không theo kịp những người
kia nhưng lại ưa ngâm viết văn chương, suy xét đúng sai. Ngày xưa Điền
Ba

(24)

chê cười Ngũ Đế, kể tội Tam Vương, mỉa mai Ngũ Bá ở ấp Tắc Hạ,

một sớm mà khiến cho nghìn người chịu phục, nhưng Lỗ Liên

(25)

nói một

lời mà khiến cho Điền Ba rụt thân ngậm miệng. Lời lẽ của Lưu Quý Tự
không bằng Điền Ba. Lỗ Trọng Liên của ngày nay cũng chẳng khó tìm,
đáng không than thở sao! Người ta đều có điều mà mình ưa thích, mùi
thơm của hoa lan chỉ tôn huệ là thứ mà người đời thích, nhưng lại có người
đuổi theo người có mùi hôi; các bài hát Hàm trì, Lục anh

(26)

mà bài hát mà

mọi người thích, nhưng Mặc Địch lại có bài luận biết không thích những
bài hát ấy; há cùng giống nhau! Xưa nay thơ phú mà kẻ hèn này thủa trẻ
viết nên đều cho người khác đọc qua. Trong nhà ngoài phố bàn tán, tấy có
chỗ đáng xem. Như bài hát của kẻ đánh xe cũng có lời hay đẹp, lời văn của
kẻ thất phu cũng không dễ mà coi thường vậy. Thơ phú của ta ít nói đạo lí,
cho nên không đủ để nêu cao nghĩa lớn, soi sáng đời sau vậy. Ngày xưa
Dương Tử Vân

(27)

chỉ là bầy tôi cầm kích của thời trước mà vẫn nói rằng:

‘Người lớn không làm việc ấy’. Ta dẫu đức mỏng, chỉ làm phiên thần, vẫn
mong được gắng sức giúp nhà nước, ban ân cho dân, lập nghiệp cho muôn
đời, truyền lại công vàng đá, há chỉ theo công nghiệp bút nghiên, lấy việc
viết văn để làm người quân tử sao? Nếu chí ta không thành, đạo ta chẳng
lập, cũng muốn chọn chép lời văn của quan lại, biện luận cái được cái mất
của phong tục thời nay, tỏ nỗi lòng nhân nghĩa, lập thành học thuyết của
một nhà, dẫu không cất giữ được ở trong núi cao thì cũng trao cho người
cùng yêu thích, bàn luận đến khi đầu bạc, há chỉ bàn luận ở thời nay sao!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.