chuyên dùng lệnh của Tể bá, sửa trị chín cõi, dẹp yên Di, Hạ, lại đem quân
ra nơi xa xôi, được thua chỉ trong chốc lát, nếu dừng thưởng để đợi chiếu
lệnh thì làm lỡ việc, là cái mà trẫm không nỡ làm. Từ nay về sau, lúc làm
việc tuyển chọn, cho được ý bái phong, được khắc ấn chương ban lệnh,
khiến cho người trung nghĩa được khen thưởng, ông chớ nghi ngờ”.
Tháng mười mùa đông, bắt đầu đặt danh hiệu của tước Hầu đến năm
chức Đại phu, cùng tước Liệt hầu, Quan nội hầu lúc trước để thưởng người
có công.
Ngụy thư chép: Đặt danh hiệu của tước Hầu có mười tám cấp, tước
Quan trung hầu có mười bảy cấp, đều đeo ấn vàng thao tía; lại dặt tước
Quan nội ngoại hầu có mười sáu cấp, đeo ấn đồng thao đen; năm chức Đại
phu có mười lăm cấp, cũng đeo thao đen, đều không nhận tô thuế, cùng cảy
thảy sáu bậc các Liệt hầu, Quan nội hầu trước kia.
Thần Tùng Chi cho rằng: Việc phong hão có lẽ có từ lúc này.
Tháng mười một, Lỗ từ miền Ba Trung đem quân còn lại đến hàng.
Phong Lỗ và năm người con đều làm Liệt hầu. Lưu Bị đánh úp Lưu
Chương, lấy Ích Châu, bèn chiếm miền Ba Trung; sai Trương Cáp đánh
hắn.
Tháng mười hai, Công từ Nam Trịnh về, lưu Hạ Hầu Uyên giữ Hán
Trung.
Lần đi này, Thị trung Vương Xán làm thơ năm tiếng để khen việc này
nói: “Theo quân có vui khổ, hỏi rằng dựa vào gì? Dựa theo oai thần vũ, há
để quân mệt lâu? Thừa tướng đánh Quan Hữu, lẫy lừng mà trổ oai, một
trận diệt giặc xấu, lại áp phục Khương, Di, thu miền tây của giặc, dễ như
cúi xuống nhặt, bày thưởng quá núi cao, rượu thịt tràn khe suối, trong quân
đều no nê, người ngựa đều béo tốt, ngồi đi lại cưỡi về, ra vào có của thừa.
Mở đất ba nghìn dặm, qua lại nhanh như bay, múa hát vào thành Nghiệp,
chiếm được chẳng sai đâu”!
Tháng hai mùa xuân năm thứ hai mươi mốt, Công về đất Nghiệp,
Ngụy thư chép: Ngày tân mùi, quan coi việ đem đồ thái lao đến, cúng tế
ở tông miếu, ngày giáp ngọ bắt đầu tế mùa xuân, lệnh nói: “Người bàn cho