rằng lúc tế tông miếu lên điện phải cời giày. Ta nhận mệnh phong, mang
kiếm không cởi giày mà lên điện. Nay có việc ở tông miếu mà cởi giày là
trọng Tiên công nhưng tiếm mệnh vua, kính phụ tổ nhưng khinh nhờn nhà
vua, cho nên ta không dám cởi dày lên điện vậy. Lại lúc tế thì tắm rửa, lấy
tay tưới nước mà không rửa, rửa cho sạch là kính, chưa nghe nói đến lễ
không rửa, lại có câu ‘Tế thần như thần đang ở đấy’, cho nên ta tự mình
lấy nước mà rửa vậy, lại cúi mình làm tế thần xong, kẻ dưới đều đứng dậy,
chốc lát tấu nhạc cả buổi, có vẻ không mắc lỗi với liệt tổ, đợi tế không xong
nhanh, cho nên ta ngồi đợi tấu nhạc tế thần xong mới đứng dậy. Nhận thịt
tế thần, đem cho Thị trung, đấy là cung kính không ăn hết, ngày xưa tự
mình coi việc cúng tế, cho nên ta ta tự thân tế thần, đem hết mang về.
Trọng Ni nói: ‘Dẫu trái ý mọi ngươi nhưng ta theo lễ cúi đầu dưới từ
đường’. Lời này thành thật thay”.
Ngày nhâm dần tháng ba, Công tự cày ruộng tịch điền.
Ngụy thư chép: Quan coi việc tấu nói: “Bốn mùa giảng võ cho nhà nông.
Phép Hán luật Tần là ba mùa không giảng võ, chỉ có tháng mười là thử xe
ngựa, đến phía nam cửa Trường Thủy, hội quân sĩ của năm trại mà bày bát
trận tiến lui, gọi là ‘thặng chi’. Nay binh đao chưa xếp, quân dân vẫn tập,
từ nay về sau, có thể không giảng võ khắp bốn mùa, nhưng đến ngày lập
thu thì chọn ngày lành mà hội xe ngựa, gọi là luyện quân, trên hợp với lễ,
dưới đúng phép của nhà Hán”. Hạ chiếu cho làm.
Tháng năm mùa hạ, thiên tử phong tước Ngụy Vương cho Công.
Hiến Đế truyện chép chiếu viết: “Đế vương từ xưa, dẫu hiệu xưng thay
đổi nhau, các tước bậc không giống, đến như khen thưởng công lao, lập
nên công đức, vực sáng dân chúng, truyền cho con cháu, họ khác cùng gần
gũi, há có khác sao? Xưa thánh tổ ta chịu mệnh, dựng lập nền móng, tạo
Khu Hạ ta, soi phép xưa nay, lập các bậc chức tước, phong hết sông núi để
làm phên dậu, khiến họ khác được gần gũi, cùng chia đất đai, giữ nước mà
làm vương, do đó giữ gìn được mệnh trời, yên ổn vạn dòng. Trải mấy đời
được yên, vua tôi không rối. Thế Tổ trung hưng mà bấy giờ có khó có dễ,
do đó giữ được mấy trăm năm, không phong tước cho chư hầu khác họ.