TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 746

không nói được về tay mình, chu li không nói được về mắt mình. Lời nói
không khó, Khổng Tử nói ‘sách không nói hết’, là lời kĩ vậy, ‘nói không hết
ý’, là ý sâu vậy, đấy đều là nói về cái thần kì. Để ta nêu qua loa để làm
chứng: Mặt trời buổi ngày thì mọc lên trời, chuyển qua vạn dặm, không vật
gì không được chiếu sáng, đến lúc lặn xuống đất, còn ánh sáng lửa than,
rồi không thấy được. Đêm mười lăm trăng tròn, trong sáng như đuốc đêm,
có thể nhìn xa, lúc trăng giữa buổi ngày, sáng không bằng gương. Nay kẻ
ẩn Mặt trời Mặt trăng tất có phép âm dương, số của âm dương thông với
muôn vật, chim thú còn biến hoá, huống chi là người! Biết số thì diệu, biết
thần lthì tinh, không chỉ đúng nghiệm với người sống, người chết cũng có
điềm báo. Cho nên Đỗ Bá ngồi trên khí lửa để rèn chí, Bành Sinh ngâm vào
nước để lập hình. Người sống ra được cũng vào được, người chết hiện
được cũng ẩn được, đấy là khí thần của vật, hoá thành hồn bay, người và
quỷ cảm ứng nhau, số âm dương khiến nên như thế”. Bao nói: “Mắt thấy
số âm dương, nhưng không hơn ông, sao ông không ẩn thân”? Lộ nói:
“Chim đỗ nơi gò đống, thích nơi cao ráo của nó, không muốn như cá bơi
nơi sông Giang, sông Hán; cá ở đầm ao, vui chỗ ẩm ướt của nó, không đổi
lên chỗ chim lướt gió; vì tính khác mà thân không giống vậy. Thật thà giữ
thân để làm rõ đạo thuật, nắn thẳng mình để gần lẽphải, biết đạo mà không
cho là lạ, biết thuật mà không cho là kì, ngày đêm ngẫm xét cái thần kì của
thuật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.