hai màu, dùng trướng đủ để che gió, rách thì may vá, đệm chiếu mềm mại,
không thêu thêm viền. Đánh thành chiếm ấp, thu được vật đẹp, thì đem ban
hết cho người có công, thưởng cho người gắng sức, không tham nghìn
vàng; nếu không có công mà mong ban thưởng, một tơ hào cũng không
cho; bốn phương tiến dâng vật gì, đều cùng bầy tôi chung hưởng. Thường
theo phép tắc tống tang, mặc áo liệm thây, có chỗ phiền nhiễu mà không có
ích, phong tục lại làm sai, do đó tự làm áo quan cho lúc chết, chỉ có bốn
cái tráp mà thôi.
Phó Tử chép: Thái Tổ xót cái xa xỉ việc lấy chồng, do đó con gái của
Công gả cho người khác
đều dùng màn đen, người hầu gái đi theo không quá mười người.
Bác vật chí của Trương Hoa chép: Thời Hán, người huyện An Bình là
Thôi Viện, con của Viện là Thực, người quận Hoằng Nông là Trương Chi,
em của Chi là Sưởng đều giỏi viết chữ thảo, mà Thái Tổ đứng sau họ. Hoàn
Đàm, Thái Ung giỏi âm nhạc, người quận Phùng Dực là bọn Sơn Tử Đạo,
Vương Cửu Chân, Quách Khải giỏi đánh cờ vây, Thái Tổ đều sánh ngang
họ. Lại thích phép ‘dưỡng tính’, cũng hiểu phương dược, mời dẫn kẻ sĩ biết
phương thuật, người quận Lư Giang là Tả Từ, người huyện Tiêu là Hoa
Đà, người huyện Cam Lăng là Cam Thủy, người huyện Dương Thành là
Khích Kiệm chẳng ai không đến, lại quen ăn củ dã cát dài đến một thước,
cũng được ít nhiều uống rượu trậm.
Phó Tử chép: Các Vương, Công cuối thời Hán phần nhiều bắt chước áo
của nhà vua, buộc khăn lụa làm đẹp, do đó bọn Viên Thiệu, Thôi Báo dẫu
là tướng súy mà đều đội khăn lụa. Ngụy Thái Tổ thấy thiên hạ đổ nát, tài
vật thiếu thốn, bắt chước mũ da xưa, cắt lụa gấm để làm mũ kháp, hợp với
nghĩa giản dị theo thời nay, lấy màu để phân biệt sang hèn, đến nay vẫn
dùng, có thể nói là hình dạng của q đô, tài vật thiếu thốn, bắt chước mũ da
xưa, giảm lụa gấm để làm mũ kháp, hợp với phong cách giản dị từng lúc,
lấy màu để phân biệt sang hèn, đến nay vẫn dùng, có thể nói là hình dạng
của quân dân không phải là hình dạng của vua quan vậy.