Quảng Ngụy Thái thú ngày nay vậy. Phong tục tiếng nói không giống với
người Trung Quốc, giống với người Khương và người Hồ, đều tự có họ như
họ của người Trung Quốc. Quần áo ưa màu xanh sẫm. Tục biết dệt vải, giỏi
làm ruộng, chăn nuôi heo. trâu, ngựa, lừa, la. Đàn bà lấy chồng mặc vạt áo
lộ, cách trang sức thì giống người Khương, vạt áo để lộ lại giống áo
choàng của người Trung Quốc. Dân này kết tóc. Nhiều người biết tiếng
Trung Quốc vì ở lẫn với người Trung Quốc vậy, lúc về giữa bộ lạc thì tự nói
tiếng Đê. Phép cưới hỏi có giống với người Khương, có lẽ là dân Tây
Nhung tại đất Nhai, Kí, Hoàn thời xưa vậy. Nay dẫu thuống thuộc vào châu
quận nhưng dân ấy tự có Vương, Hầu ở tại trong bộ lạc. Lại nữa đất quận
Vũ Đô hai bên tả hữu đường lối bằng phẳng, cũng có hơn vạn bộ lạc.
Người Ti Lô gốc là người Hung Nô, người Hung Nô gọi nô tì là ‘ti’. Lúc
trước vào năm Kiến Vũ, người Hung Nô suy yếu, phân chia nô tì của mình,
trốn náu tại quận Kim Thành, quận Vũ Uy, vùng sông Hắc ở phía bắc quận
Tửu Tuyền, phía đông tây miền Tây Hà, chăn nuôi heo ở bãi cỏ ven sông,
thường cướp bóc miền Lương Châu, do đó bộ lạc càng đông, có đến mấy
vạn, không giống với người Tiên Ti ở phía đông vậy. Dân này không chỉ có
một chủng, có người Đại Hồ, có người Đinh Linh, cũng có dân ở lẫn với
người Khương, vốn là nô tì trốn tránh vậy. Vào giữa thời Hán, Ngụy, cừ
súy của họ có Đàn Chá, sau khi chết thì cừ súy trong bộ ở tại phía nam gần
quận Quảng Ngụy, huyện Linh Cư có Thốc Khôi Lai nhiều lần làm phản, bị
người miền Lương Châu giết. Nay có Thiệu Đề khi hàng lúc phản, hoặc bỏ
trốn, thường gây hại trên đường ở miền tây. Giữa núi phía nam vùng Tây
Vực, quận Đôn Hoàng, từ nước Nhi Khương về phía tây đến đỉnh Thông
Lĩnh mấy nghìn dặm có chủng khác ở nước Nguyệt Chi là người Thông Sài
Khương, Bạch Mã Khương, Hoàng Ngưu Khương, đều có tù trưởng, phía
bắc tiếp với các nước, không biết đường lối rộng hẹp ra sao. Nghe nói
người Hoàng Ngưu Khương lại có nhánh chủng, đàn bà mang thai sáu
tháng thì sinh, phía nam kề với người Bạch Mã Khương. Các nước Tây
Vực, dầu thời nhà Hán mở đường đến đấy, có ba mươi sáu nước, sau đó
chia thành hơn năm mươi nước. Từ năm Kiến Vũ về sau lại đánh chiếm lẫn
nhau, đến nay có hai mươi nước. Từ cửa Ngọc Môn quận Đôn Hoàng vào