TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 178

(26)

Bác Sĩ: Chức danh, chủ yếu chưởng quản thư tịch, thường cũng làm

cố vấn cấp cao.

(27)

Tiêu, Trương: Tiêu Hà, Trương Lương hai mưu thần hàng đầu của

Hán Cao Tổ.

(28)

Họ Nhan: Nhan Hồi (cũng là Nhan Uyên) lấy từ một câu trong Luận

Ngữ: ”Hiền thay, anh Hồi! một giỏ cơm, một bầu nước, ở ngõ hẻm, người
khác u sầu khong chịu nổi cảnh khốn khổ đó, anh Hồi thì vẫn không đổi
niềm vui.”

(29)

Nguyên Hiến: Học trò Khổng Tử, tính cách đạm bạc, trọn đời vui

cảnh thanh bần.

(30)

Nghiêm Quân Bình: Tây Hán học giả, người Thành Đô, giỏi bói

toán.

(31)

Lý Hoằng: Chưa rõ là ai.

(32)

Do, Di: Hứa Do, Bá Di đã chú bên Tiêu Chú truyện.

(33)

Dương Tử Vân: Dương Hùng tự Tử Vân đã chú bên Tiêu Chu truyện.

(34)

Văn Ông: Văn Đảng tự Trọng Ông (156tcn - 101tcn) người Lư

Giang, làm Thục Quận Thái Thú dưới triều Hán Cảnh Đế, cử học trò về
Trường An học học hỏi, chấn hưng học phong đất Thục.

(35)

Trương Như: Tư Mã Tương Như(179TCN - 117TCN) nổi tiếng với

khúc Phượng Cầu Hoàng và truyện tình cùng nàng Trác Văn Quân, tự là
Trường Khanh, người Thành đô rời quê hương đi Trường An trong thời
Hán Cảnh Đế khi trở về mang theo kiến thức thu lượm được, có ảnh hưởng
lớn đến văn hoá đất Thục thời kỳ đó. Tuy nhiên em không tìm thấy tài liệu
nào nói ông ta ra đi theo sự sếp đặt của Văn Ông.

(36)

Thất Kinh: Các sách chỉ nói đến Ngũ Kinh không rõi Thất Kinh ở

đây là những thư tịch gì.

(37)

Địa lý chí: Tức phần Địa lý chí trong Hán Thư của Ban Cố.

(38)

Trọng Thư: Đổng Trọng Thư danh nho đời Hán.

(39)

Tề Hoàn: Hoàn Công nước Tề thống lĩnh chư hầu, tôn phù thiên tử

nhà Chu một trong các vị bá chủ thời Chiến quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.