Hà Đồ quát địa tượng: Chưa rõ là thư tịch nào do ai viết.
Tả Tư Thục Đô Phú: Bài Thục đô Phú của Tả Tư thời Tây Tấn.
Hoài, Tể Tứ Độc: Vương chế trong Lễ Ký chép Hoàng Đế (Trung
Hoa) cổ đại tế núi cao sông lớn là Ngũ Nhạc và Tứ Độc. Trong đó Tứ Độc
gồm: Đông Độc - Đại Hoài, Nam Độc - Đại Giang, Tây Độc - Đại Hà, Bắc
Độc - Đại Tể là bốn con sông lớn chảy ra biển. Vào thời Đông Hán, Hoàng
Hà chuyển dòng ở vùng Vũ Trác, Tu Vũ chảy vào chảy vào sông Tể Thuỷ
nên ngày nay Tể Thuỷ là đoạn hạ lưu của Hoàng Hà còn Hoài Hà thì đoạn
hạ lưu bị tắc ngẽn nên chảy vào Trường Giang. Hoài Hà, Tể Thuỷ đều xuất
phát từ địa phận Hà Nam.
Đại Tư Nông: Chức danh, được đặt từ đời Tần, lúc đầu quản lý kinh
tế tài chính quốc gia sau là người cai quan quốc khố hoặc khuyến khích
nông nghiệp.
Tam Hoàng: Ba vị tổ đầu tiên của các tộc người Hán, tuy theo từng
thư tịch mà danh tự ba vị này biến đổi khác nhau.
Ngũ Đế: Năm vị minh quân đầu tiên của người Hán.
Tiêu Duẫn Nam: Tiêu Chu, xem thêm Tiêu Chu truyên - Thục thư quyển
12
Vạn Cơ Luận là bài biểu Tưởng Tế dâng cho Tào Phi, Hứa Tử
Tương là Hứa Thiệu anh họ Hứa Tĩnh người đã xem tướng cho Tào Tháo
lúc còn hàn vi.
马磨
Kế Lại: Quan chức cấp quận, phụ trách bộ tịch và kế hoạch.
Ngự Sử Trung Thừa: Là một chức danh được đặt ra từ thời Tần.
Trong đời Hán quản lý thư tịch sách vở, kiểm soát văn chương biểu tấu của
công khanh.
Tam Giang: Trường Giang, Ngô Tùng, Tiền Đường; Ngũ Hồ: Động
Đình hồ,Phiên Dương hồ, Thái hồ, Sào hồ, Hồng Trạch hồ.
Trung Nhạc: Trung Sơn, ngầm chỉ khu vực Hà Nam, Lạc Dương.