Công Dương: Công Dương Cao người nước Tề, tác giả cuốn sách
diễn giải nghĩa lý Kinh Xuân Thu mà ngày nay người ta vẫn quen gọi là
Xuân Thu Công Dương truyện.
Thúc Thuật: Anh trai của Thúc Thuật là Di Phụ Nhan bị kết tội chết,
Thúc Thuật được chỉ định kế vị nhưng không nhận, chỉ quản lý quốc sự,
sau khi Di Phụ Nhan được giải oan, Thúc Thuật lại nhượng quyền cho con
của anh.
Chiến Quốc Sách: Do Lưu Hướng đời Đông Hán soạn.
Nghi, Tần: Trương Nghi, Tô Tần hai thuyết khách lớn thời Chiến
quốc.
Đạo Gia Pháp: Chưa rõ nói đến thư tịch nào.
Sào, Hứa, Tứ Hạo: Sào Phủ, Hưá Do hai người hiền thời vua Thuấn
và Thương Sơn Tứ Hạo bốn người hiền sống vào thời Tần mạt Hán sơ
không muốn làm quan ở ẩn trong núi Thương Sơn.
Tiếp Dư: Lục Thông tự Tiếp Dư người nước Sở thời Chiến quốc
thường giả điên cuồng ca hát để nói chuyện đạo lý thường được nhắc đến
với danh xưng Sở Cuồng Tiếp Dư.
Ngư Phụ: Tên một thiên trong Sở từ của Khuất Nguyên, kể chuyện
một ông lão đánh cá thấy Khuất Nguyên tiều tuỵ khố khổ thì khuyên nên tuỳ
theo dòng đời chìm nổi mà sông nhưng bị Khuất Nguyên cự tuyệt. Thể hiện
ý chí thanh cao của Khuất Nguyên.
Cách Tử Thành: Em chưa rõ là ai.
Sư Hữu Tế Tửu: Chức danh, là người có địa vị tối cao trong đám thư
lại hoặc tham mưu trong phủ trưởng quan ở địa phương.
Công Tào: Thư lại chủ yếu trong quận hoặc huyện.
Chủ Bộ: Người chưởng quản văn thư tá lại trong quận.
Dương Hùng: Danh nho thời Hán, nhảy lầu tự tử (nhưng không chết)
để tỏ ý bất hợp tác với Vương Mãng.