thân cầu danh, không chăm lo việc nước. Đương khi thần xuất quân Bắc
phạt, muốn để Bình nắm quân giữ Hán Trung, Bình thấy khó khăn liền bỏ
ngang, nghĩ rằng việc không như ý mình, yêu cầu được làm Ba châu thứ sử
cai quản năm quận. Năm trước thần muốn Tây chinh, mới vời Bình chủ đến
đốc xuất việc ở Hán Trung, Bình lại nói rằng bọn Tư Mã Ý đã mở chiêu
phủ
. Thần biết Bình ty bỉ hẹp hòi, muốn nhân việc ấy để để bức bánh
thần hòng thủ lợi riêng, bởi thế thần đã dâng biểu phong cho con Bình làm
đô đốc Giang Châu, khoản đãi hậu hĩnh, muốn nhân đó để được việc lúc
nhất thời. Ngày Bình đến, thần đã uỷ thác mọi việc, quần thần trên dưới
đều lấy làm lạ sao thần lại đối đãi với Bình quá hậu. Chính bởi đại sự chưa
định, Hán thất còn nghiêng lệch nguy nan, nếu phạt Bình vì lỗi nhỏ, chẳng
bằng khen ngợi Bình ở chỗ hơn người
. Như vậy thì cái tình của thần với
Bình còn hơn cả vinh lợi
nữa, ngờ đâu được tâm trí Bình đảo điên đến
thế. Mọi sự trì trệ, cẩu thả gây hoạ, như thế thần quả chẳng biết sáng suốt
nhìn người, nói nhiều càng thêm xấu hổ.”
Hậu chủ bèn phế Bình làm thứ dân, đày ra quận Tử Đồng.
Năm Kiến An thứ 12, Bình hay tin Lượng mất, phát bệnh mà chết. Bình
vẫn mong mỏi Lượng còn sống tất sẽ lại bổ dụng mình, nghĩ rằng người
sau chẳng làm việc ấy, cho nên bi phẫn vậy. Con Bình là Phong làm quan
đến chức Thái thú Chu Để.
(Trong bản dịch bỏ đi một đoạn chú dẫn của cụ Tùng Chi dẫn lời ông
Tập Tạc Xỉ khen ngợi Lượng và bài chiếu xin xử tội Bình, bởi lời lẽ gần
giống với ý văn mà cụ Trần Thọ đã dẫn)