Hậu Chủ đối với việc chạy về phía nam còn do dự, Chu dâng sớ rằng:
”Có người nói với Bệ Hạ rằng bắc binh tiến đã sâu, mong dùng kế chạy về
phương nam, thân ngu muội lấy làm bất an. Sao vậy? Nam phương xa xôi
vốn là đất của người Di, bình thường không hề nghe theo sắp đặt cho nên
đã mấy lần phản loạn. Từ khi Thừa tướng Lượng nam chinh, lấy sức mạnh
quân sự mà bức bách, cuối cùng mới may mắn buộc được họ phải phục
tùng. Sau đó (họ) cung ứng cho việc trưng thu của nhà nước, chủ yếu dùng
vào việc binh, vẫn lấy làm oán hận. Đó là những người gây lo lắng cho
quốc gia vậy. Nay vì quẫn bách, muốn đến nương nhờ (họ), sợ rằng tất lại
phản loạn, ấy là một. Bắc binh đánh tới, tất chẳng phải chỉ lấy Thục mà
thôi, nếu chạy về nam, tất nhân khi thế lực của người suy giảm, thừa cơ
đuổi theo, ấy là hai. Nếu đến được nam phương, ngoài phải chông chọi kẻ
địch, trong phải cung ứng chi dùng, phí tổn tăng cao mà không có chỗ để
thu lại, (vật chất của) người Di sẽ hao tổn rất lớn. (Hao tổn) lớn tất nhanh
làm loạn, ấy là ba. Xưa Vương Lang ở Hàm Đan tiếm hiệu, lúc ấy Thế Tổ ở
Tín Đô, sợ bức bách của Lang, muốn bỏ về Quan Trung. Bi Dung can rằng:
‘Minh công trở về phía tây thì dân thành Hàm Đan không nguyện quên bỏ
cha mẹ, quay lưng lại với thành chủ mà ngàn dăm tiễn đưa nữa, như vậy có
thể mong tránh được nghịch tặc hay sao.’ Thế Tổ nghe theo, cuối cùng phá
được Hàm Đan. Nay quân bắc đến nơi, Bệ Hạ muốn chạy về phía nam, thật
sợ là lời xưa của Bi Dung lại ứng vào việc bây giờ, ấy là bốn. Mong Bệ Hạ
sớm định liệu, có thể thu được chức tước đất đai; nêu đi xuống phía nam,
tình thế khốn cùng mới chịu quy thuận, tai hoạ sẽ rất sâu sắc. Dịch
‘Cương trực là ở lời lẽ. Biết được mà không biết mất, biết giữ mà không
biết bỏ. Biết được mất tồn vong mà không làm trái lẽ, chỉ bậc thánh nhân
mới làm nổi!’ Lời thánh nhân khi hiểu số mệnh mà không cẩu thả tất là như
vậy. Cho nên Nghiêu, Thuấn
thấy con không tài giỏi, biết trời có người
để trao cho mà tìm người để nhường ngôi. Con tuy không được như cha,
nhưng hoạ chẳng nảy mầm, mà hướng đến việc trao ngôi giúp đỡ cho người
hoạ sao đến được. Xưa Tử Vi là con cháu Ân Thương tự trói cầm ngọc theo
về Vũ Vương, há lấy làm vui sao, là bất đắc dĩ thôi.” (Hậu Chủ) vì thế bèn