ước lấy Hồng Câu phân định giới tuyến, mỗi bên cùng muỗn trở về an ủi
dân mình; Trương Lương cho rằng lòng dân đã định thì khó lòng cử sự
được, bèn tìm thống soái để đuổi Vũ, cuối cùng diệt được Hạng thị, há là
mong dùng cách của Văn vương mà lo việc hay sao? Bát đầu kiến lập quốc
gia, phương pháp là địch có hoạ hoạn, ta nhân sơ hở ấy, vây hãm chốn biên
thuỳ, mong gán thêm tai vạ cho chúng rồi nhân đó mà trừ diệt nó đi.’ Phục
Ngu Tử nói: ‘Trong khoảng Ân Chu giao thời, vương hầu nhiều đời hưởng
tôn kính, lễ quân thân dài lâu bền chắc, dân dã chuyên chú thành quen, gốc
rễ thâm sâu khó nhổ lên, nền tảng vững chắc khó đổi dời. Còn vào lúc bấy
giờ, há chỉ một Hán Tổ có ý vung kiếm quất ngưa dành thiên hạ hay sao?
Khi ấy là buổi sau khi nhà Tần bãi bỏ lệ phân phong, chấm dứt đặt quận
thú. Dân chúng mỏi mệt vì lao dịch cho Tần triều, nếp tốt trong thiên hạ
băng hoại sụp lở, khi ngờ sao Tuế đổi ngôi, lúc nghĩ mặt trăng mất quân
bình, chim thú cũng sợ hãi, không biết theo về nơi đâu. Hào kiệt thì nhau
tranh đấu, hùm sói giằng co, nhanh chóng chiếm lấy thì thu hoạch nhiều,
chậm rãi đi sau thì bị nuốt gọn. Nay ta đem so sánh với chuyện kiến lập
quốc gia thì đều có khác biệt về thời thế, đã không phải lúc Tần mạt giữa
cơn náo loạn mà quả thực có hình thế của khi sáu nước cùng cát cứ. Cho
nên có thể theo Văn vương, khó theo Hán Tổ. Lê dân mệt nhọc là điềm báo
trước sinh ra bất mãn, rối loạn. Trên phóng tung, dươí buông tuồng thì tình
huống tan vỡ bắt đầu phát lộ. Ngạn ngữ nói: ‘Vừa bắn cầu may vừa lo ngã,
không bằng nhắm kỹ’, là vì kẻ sĩ chẳng đưa mắt nhìn theo điều lợi nhỏ,
không để bị thành kiến biến đổi suy tính. Cơ hội thích hợp sau mới xuất
hiện thì tính toán đúng đắn sau mới đưa ra. Trước đây quân của Thang,
Vũ
không cần nhiều lần chinh chiến mà thắng địch, thật đã coi trọng sức
dân mà tính toán thời cuộc kỹ càng vậy. Ví thử gấp dùng vũ lực, lạm dụng
chiến tranh, đất tan thế lạ, bất hạnh gặp phải nguy nan, dầu có bậc trí giả
phù trở cũng không thể trù hoach hết được. Còn như hấp tấp xoá trộn loạn
xạ lớn lao, xuất nhập không có lúc yên bình, để sóng tran nước cuốn hết
con đường cũ, qua núi vượt sông không cần chèo lái mà vẫn sang được bờ
bến mới, ta là kể ngu xuẩn thật nghĩ rằng không làm được.”