dần thăng lên chức Vệ Uý
, người trong triều đều bội phục là kẻ tài năng
cao thượng, nổi danh hiền thần đương thời. Tâu chương thơ phú đàm luận
ca tụng của Lập tổng công có mười thiên.
Nhà Tấn lên ngôi, lại hạ chiếu sai địa phương giục Chu khởi hành. Chu
(đành) ngồi xe nhanh chóng đến Lạc Dương, năm Thái Thuỷ thứ ba thì tới
nơi. Vì bệnh chưa thuyên giảm mà lại được bái làm Kỵ Đô Uý
bèn tự
trình bày (rằng) không có công lao gì mà được phong, xin trả lại chức tước
đất dai nhưng đều không được phép.
Năm (Thái Thuỷ) thứ năm, Dữ Thường vốn là người trung chính trong
châu, làm xong công việc đã định, xin về nhà nghỉ ngơi, qua từ biệt Chu.
Chu nói (với Thường): ”Xưa Khổng Tử thọ bảy mươi hai tuổi; Lưu Hướng
bảy mươi mốt tuổi chết. Nay ta tuổi qua bảy mươi,
vẫn hâm mộ phong độ Khổng Tử còn lưu lại, có thể cùng kết cục với Lưu,
Dương. Sợ rằng chẳng sống được bao lâu nữa, chưa chắc đã qua nổi năm
sau, không có dịp nào tái kiến. Chu biết thuật dự tính nên mới có lời này.
Mùa thu năm( Thái Thuỷ) thứ sáu, làm Tán Kỵ Thường Thị, vì bệnh nặng
không nhận chức, đến mùa đông thì chết.
Tấn Dương Thu tái chiếu chép: ”Trẫm rất cảm thương, ban triều phục
một bộ, áo một thếp, tiền năm mươi vạn.” Con cháu Chu thuận thảo tâu lên:
”Lúc Chu lâm chung bình tĩnh trối lại rằng: ‘(Ta) ốm bệnh đã lâu, chưa
từng triều kiến, nêu quốc gia ban ân tặng cho triều phục, áo quần đồ đạc
đừng mặc cho ta. Khi đem về mả cũ, đường xá hiểm trở đi lại khó khăn,
(nên) làm sẵn ra chiếc áo quan thật nhẹ’. Việc tẩm liệm đã xong, xin gửi lên
những thứ được ban tặng.” Chiếu ban đem y phục trở lại, cấp ngay cho áo
quan.
Tổng cộng sáng tác học thuật của Chu như Soạn Định Pháp Huấn, Ngũ
Kinh luận, Cổ Sử Khảo còn để lại hơn một trăm thiên.
Ích Bộ Kỳ Cựu truyện chép: Ích Châu Thứ Sử Đổng Vinh vẽ tranh Chu
treo trong trường học của châu. Lệnh cho Tòng Sự Lý Thông viết bài tán
rằng: ”Thâm sâu Tiêu Hầu, giỏi cổ nho học, nhắc nhở chân tính, là báu vật
của đạo làm người, chiếu soi cõi thế ngập tràn dối gian, tên tuổi thanh cao,