Còn Đặng Ngải từ Âm Bình theo đường nhỏ Cảnh Cốc tiến vào, đánh
tan được quân của Gia Cát Chiêm ở Miên Trúc. Hậu chủ xin hàng Ngải,
Ngải tiến vào đóng giữ Thành Đô. Bọn Duy mới hay tin Chiêm bị thua
trận, đồ rằng Hậu chủ có thể cố thủ Thành Đô, hoặc chạy sang Đông Ngô,
hoặc xuôi Nam đến quận Kiến Ninh, bởi thế dẫn quân kéo về Quảng Hán,
sai người đi tra xét rõ thực hư. Chợt thấy Hậu chủ gửi sắc mệnh đến, yêu
cầu bỏ gươm cởi giáp, đem toàn quân đến Phù Thành, tướng sỹ đều tức
giận, tuốt đao chém xuống đá.
Tấn Kỷ của Kiền Bảo chép rằng: Hội bảo với Duy: “Sao ông đến chậm
thế?” Duy nghiêm mặt chảy nước mắt nói: “Hôm nay đến đây cũng là quá
sớm vậy!” Hội rất lấy làm kinh ngạc.
Hội đãi Duy rất hậu, trả lại hết tước hiệu, binh quyền tướng ấn. Hội cùng
với Duy ra ngoài cùng xe, ngồi thì cùng chiếu, lại bảo với Trưởng sử là Đỗ
Dự rằng: “Đem Bá Ước với so với các danh sỹ Trung Thổ thì Công Hưu –
Thái Sơ không sao bằng được vậy
Sách Thế Ngữ chép: “Bấy giờ quan chức xứ Thục đều là bậc anh tài
thiên hạ cả, mà chẳng ai có tài hơn Duy được.
.
Hội lại vu tội cho Đặng Ngải, bắt nhốt Ngải vào xe tù, rồi cùng với Duy
thẳng tới Thành Đô, làm phản rồi tự xưng là Ích châu mục.
Hán Tấn Xuân Thu chép: Hội ngấm ngầm có mưu toan kia khác, Duy
biết được tâm ý ấy, muốn gây nên sự nhiễu loạn để mưu đồ khôi phục lại
(Thục), bèn lấy lời trá nguỵ bảo Hội rằng: “Tôi nghe từ khi tướng quân
đánh ở Hoài Nam đến nay, mưu việc chẳng hề sai sót, Tấn công được
cường thịnh như hôm nay, đều là sức lực của tướng quân cả. Mới đây ngài
lại bình định được đất Thục, uy đức vang dội khắp nơi, làm thần dân thì
công quá cao, khiến chủ công phải lo lắng mưu toan, thế mà lại muốn yên
lành trở về sao! Xưa kia Hàn Tín chẳng chịu trái lời thề với Hán lúc nhiễu
nhương, để rồi bị nghi ngờ mà gặp hoạ, Đại phu Văn Chủng chẳng theo lời
Phạm Lãi rong chơi Ngũ Hồ, mà chịu chết dưới lưỡi gươm, ấy há chẳng
phải là chủ tối tăm mà quần thần ngu dốt hay sao? Cái lợi hại đã rõ ràng